Chi tiết điểm chuẩn Đại học Sư phạm Hà Nội 2024? Đạo đức nghề nghiệp đối với nhà giáo gồm những gì?

Chính thức công bố điểm chuẩn Đại học Sư phạm Hà Nội 2024 cụ thể ra sao? Đạo đức nghề nghiệp đối với nhà giáo gồm những gì?

Chi tiết điểm chuẩn Đại học Sư phạm Hà Nội 2024?

Điểm chuẩn Đại học Sư phạm Hà Nội 2024 cụ thể như sau:

Điểm chuẩn Đại học Sư phạm Hà Nội 2024 bao nhiêu? Đạo đức nghề nghiệp đối với nhà giáo gồm những gì?

Chi tiết điểm chuẩn Đại học Sư phạm Hà Nội 2024? Đạo đức nghề nghiệp đối với nhà giáo gồm những gì? (Hình từ Internet)

Đạo đức nghề nghiệp đối với nhà giáo gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định như sau:

Đạo đức nghề nghiệp
1. Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.
3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
4. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Theo đó, đạo đức nghề nghiệp đối với nhà giáo gồm:

- Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo;

- Có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác;

- Có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp;

- Sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng;

- Tận tụy với công việc;

- Thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành;

- Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học;

- Thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí;

- Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc;

- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Tuổi nghỉ hưu của nhà giáo là bao nhiêu theo Dự thảo Luật Nhà giáo?

Theo Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2023, Chính phủ đã nhất trí thông qua đề xuất của Bộ Giáo dục về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Dự thảo Luật Nhà giáo quy định về chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo như sau:

Chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo
1. Giáo viên mầm non được nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi và được hưởng các chế độ nghỉ hưu theo quy định; tuổi nghỉ hưu của nhà giáo khác thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động;
2. Trước 06 (sáu) tháng, tính đến ngày nhà giáo nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý nhà giáo phải thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu; trước 03 (ba) tháng, tính đến ngày nhà giáo nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý nhà giáo ra quyết định nghỉ hưu.
3. Cơ sở giáo dục có thể ký hợp đồng lao động với người hưởng chế độ hưu trí nếu đơn vị có nhu cầu và người hưởng chế độ hưu trí có nguyện vọng.

Theo đó, tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non là đủ 55 tuổi và tuổi nghỉ hưu của nhà giáo khác thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.

Cụ thể, căn cứ theo khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tuổi nghỉ hưu
...
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
...

Đồng thời, căn cứ theo lộ trình tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP thì tuổi nghỉ hưu của nhà giáo khác được quy định chi tiết như sau:

Theo đó, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với nữ.

Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào