Điểm chuẩn Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) 2024? Sinh viên làm thêm không phải đóng BHXH trong trường hợp nào?
Điểm chuẩn Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) 2024?
Theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1139/QĐ-BGDĐT năm 2024, từ ngày 13/8 đến 17 giờ ngày 17/8/2024 sẽ tiến hành xử lý nguyện vọng trên Hệ thống để xác định nguyện vọng trúng tuyển (nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng mà thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển nếu có).
Thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1 sẽ được công bố chậm nhất vào 17 giờ ngày 19/8/2024. Các trường đại học sẽ bắt đầu công bố điểm chuẩn từ 17 giờ ngày 17/8 và hoàn thành chậm nhất vào ngày 19/8.
Năm 2024, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải sử dụng 4 phương thức tuyển sinh và lấy 5.000 chỉ tiêu.
Theo đó, Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) công bố điểm chuẩn đại học năm 2024 theo kết quả thi tốt nghiệp sẽ được công bố đến các thí sinh trước 17h ngày 19/8/2024 (Kế hoạch công bố điểm chuẩn chung của BGDĐT).
Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) đã công bố điểm chuẩn đại học 2024 như sau:
(1) Theo phương thức xét điểm thi THPT năm 2024 tại cơ sở đào tạo Hà Nội:
(2) Theo phương thức xét điểm thi THPT năm 2024 tại cơ sở đào tạo Vĩnh Phúc:
Xem thêm:
>>> Chính thức có điểm chuẩn Đại học Quy Nhơn năm 2024?
>>> Công bố điểm chuẩn Đại học Công Nghệ (UET) – Đại học Quốc Gia Hà Nội 2024?
>>> Công bố điểm chuẩn Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (UTE) năm 2024?
>>> Công bố điểm chuẩn Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TPHCM (HUFLIT) 2024?
>>> Điểm chuẩn Đại học Tài chính Marketing (UFM) 2024?
>>> Công bố điểm chuẩn Đại học Luật TP.HCM (ULaw) năm 2024?
>>> Công bố điểm chuẩn Trường Đại học Văn Lang (VLU) năm 2024?
>>> Công bố điểm chuẩn các trường Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024?
>>> Chính thức công bố điểm chuẩn 08 trường Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2024?
>>> Điểm chuẩn Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) 2024?
>>> Điểm chuẩn Đại học Thủ đô Hà Nội (HNMU) 2024?
Đã công bố điểm chuẩn UTT - ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải 2024? Sinh viên làm thêm không phải đóng BHXH trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hợp đồng lao động của sinh viên làm thêm có nội dung về bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ điểm khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội dung hợp đồng lao động như sau
Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Như vậy, hợp đồng lao động ký kết với sinh viên làm thêm cần đảm bảo những nội dung trên.
Theo đó, hợp đồng lao động của sinh viên làm thêm có nội dung về bảo hiểm xã hội.
Sinh viên làm thêm không phải đóng BHXH trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
5. Người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
...
Đồng thời, tại điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
...
2. Tiền lương do đơn vị quyết định
...
2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
a) Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
b) Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Như vậy, sinh viên làm thêm không phải đóng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau:
- Không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
- Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.