Điểm bắn pháo hoa tại TP.HCM vào dịp Tết Âm lịch 2024? Người lao động tại Tp.HCM được nghỉ bao nhiêu ngày dịp Tết Âm lịch?
Điểm bắn pháo hoa tại TP. Hồ Chí Minh vào dịp Tết Âm lịch 2024 cụ thể ở đâu?
Sở Văn hóa & Truyền thông đề xuất khoảng 7-8 điểm bắn pháo hoa trong dịp Tết Nguyên Đán năm Giáp Thìn. Kế hoạch cho thấy TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm cao tại đường hầm sông Sài Gòn và huyện Củ Chi vào 24 giờ ngày 30 tháng chạp năm Quý Mão (tức ngày 9 tháng 10 năm 2024 Dương lịch). Thêm vào đó, còn có có 4 điểm bắn pháo hoa tầm thấp khác. Cụ thể:
- Đền tưởng niệm di tích Bến Nọc (TP Thủ Đức);
- Công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11);
- Thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ);
- Khu tưởng niệm liệt sĩ Mậu Thân 1968 tại huyện Bình Chánh.
Lưu ý: Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Điểm bắn pháo hoa tại TP. Hồ Chí Minh vào dịp Tết Âm lịch 2024
Người lao động ở TP. Hồ Chí Minh được nghỉ bao nhiêu ngày vào Tết Âm lịch?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên người lao động ở TP. Hồ Chí Minh được nghỉ 5 ngày vào Tết Âm lịch và được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ Tết Âm lịch thì người lao động được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp (quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019)
Công ty bắt buộc người lao động đi làm vào ngày Tết Âm lịch thì bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Theo quy định trên nếu bắt buộc người lao động đi làm vào ngày Tết Âm lịch mà chưa nhận được sự đồng ý của người lao động thì sẽ bị xử phạt 10 - 20 triệu đồng
Tuy nhiên trường hợp doanh nghiệp có cùng hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt gắp đôi mức xử phạt của cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Như vậy, công ty ép người lao động đi làm vào ngày Tết Âm lịch mà chưa nhận được sự đồng ý của người lao động thì sẽ bị xử phạt 20 - 40 triệu đồng
Tuy nhiên theo Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm và người lao động không được từ chối. Trường hợp này người sử dụng lao động sẽ không được xem là vi phạm và sẽ không bị xử lý theo quy định như trên.