Điểm bắn pháo hoa tại TP. Đà Nẵng vào dịp Tết Âm lịch 2024 ở đâu? Người lao động tại TP. Đà Nẵng được tạm ứng bao nhiêu tiền lương trong dịp Tết?
Điểm bắn pháo hoa tại TP. Đà Nẵng vào dịp Tết Âm lịch 2024 cụ thể ở đâu?
1. Quảng trường Bạch Đằng
Địa chỉ: ngã 3 đường Bình Minh 6 - Bạch Đằng, Đà Nẵng
Dự kiến năm nay lịch bắn pháo hoa chào mừng Tết Nguyên Đán sẽ diễn ra ở 3 địa điểm trong đó có Quảng Trường Bạch Đằng. Chương trình sẽ bắt đầu lúc 0 giờ ngày 10.2.2024 vào lúc giao thừa. Quảng Trường nằm bên cạnh bờ sông Hàn ở đường Bạch Đằng vậy nên bạn có thể chọn vị trí đối diện là đường Trần Hưng Đạo hoặc các cây cầu như cầu Trần Thị Lý, cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Rồng để chiêm ngưỡng pháo hoa đẹp nhất
2. Khu đất thuộc dự án Kim Long Nam
Địa chỉ: Đối diện về phía đông Trung tâm Hành chính quận Liên Chiểu
Với những bà con du khách ở phía khu vực xa trung tâm thành phố như Hòa Khánh thì có thể đến địa điểm này để đón giao thừa xem pháo hoa. Khu vực này cũng khá gần với bờ biển Nguyễn Tất Thành nên sẽ rất thuận tiện để bạn có thể lựa cho mình được một vị trí đẹp, lịch bắn cũng sẽ bắt đầu vào lúc 0 giờ ngày 10.2.2024.
3. Khu Trung tâm Hành chính huyện Hòa Vang.
Điểm thứ 3 bắn pháo hoa dịp Tết Giáp Thìn 2024 ở Đà Nẵng chính là khu trung tâm hành chính huyện Hòa Vang. Là một địa điểm tuyệt vời cho bà con ở Hòa Vang, khi ngại di chuyển qua khu trung tâm. Chương trình sẽ tạo nên một không khí tràn đầy sắc màu vào phút giây giao thừa, diễn ra vào, lúc 0 giờ ngày 10.2.2024.
Như vậy có 3 điểm bắn pháo hoa tại TP. Đà Nẵng vào dịp Tết Âm lịch 2024. Rải đều khắp thành phố để bà con có thể thuận tiện trong việc di chuyển, cũng như lựa chọn cho mình được một vị trí đẹp cùng người thân đón Tết xem pháo hoa.
Xem thêm: https://daibieunhandan.vn/van-hoa/da-nang-nhieu-hoat-dong-van-hoa-the-thao-don-nam-moi-i355524/
Điểm bắn pháo hoa tại TP. Đà Nẵng vào dịp Tết Âm lịch 2024 cụ thể ở đâu? Người lao động tại TP. Đà Nẵng được tạm ứng bao nhiêu tiền lương trong dịp Tết Âm lịch? (Hình từ Internet)
Người lao động tại TP. Đà Nẵng được tạm ứng bao nhiêu tiền lương trong dịp Tết?
Căn cứ tại Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Pháp luật hiện hành pháp luật chỉ quy định mức tạm ứng lương tối đa cho người lao động tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân và nghỉ hằng năm (không được tạm ứng tiền lương khi người lao động nhập ngũ).
Do đó, trường hợp người lao động tạm ứng tiền lương để nghỉ tết thì mức tạm ứng sẽ do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận.
Công ty bắt buộc người lao động đi làm vào ngày Tết Âm lịch thì bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Theo quy định trên nếu bắt buộc người lao động đi làm vào ngày Tết Âm lịch mà chưa nhận được sự đồng ý của người lao động thì sẽ bị xử phạt 10 - 20 triệu đồng
Tuy nhiên trường hợp doanh nghiệp có cùng hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt gắp đôi mức xử phạt của cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Như vậy, công ty ép người lao động đi làm vào ngày Tết Âm lịch mà chưa nhận được sự đồng ý của người lao động thì sẽ bị xử phạt 20 - 40 triệu đồng
Tuy nhiên theo Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm và người lao động không được từ chối. Trường hợp này người sử dụng lao động sẽ không được xem là vi phạm và sẽ không bị xử lý theo quy định như trên.