Địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp tại Đà Nẵng ở đâu?
Điều kiện nhận bảo hiểm thất nghiệp mới nhất?
Căn cứ Điều 42 Luật Việc làm 2013 quy định về các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
1. Trợ cấp thất nghiệp.
2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
3. Hỗ trợ Học nghề.
4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
Như vậy, khi người lao động đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp, cụ thể:
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp theo quy định
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp theo quy định.
Bên cạnh đó, người lao động được hưởng các chế độ khác trong bảo hiểm thất nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện như sau:
- Căn cứ Điều 54 Luật Việc làm 2013 quy định về điều kiện hưởng Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm như sau:
Tư vấn, giới thiệu việc làm
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.
- Căn cứ Điều 55 Luật Việc làm 2013 quy định về điều kiện hưởng Hỗ trợ Học nghề như sau:
Điều kiện được hỗ trợ học nghề
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 49 của Luật này;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ Điều 47 Luật Việc làm 2013 quy định về điều kiện hưởng Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động như sau:
Điều kiện, thời gian và mức hỗ trợ
1. Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ;
b) Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh;
c) Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động;
d) Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
...
Như vậy, tùy thuộc vào từng chế độ của bảo hiểm thất nghiệp mà sẽ có điều kiện hưởng riêng.
Địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp tại Đà Nẵng ở đâu?
Địa chỉ làm bảo hiểm thất nghiệp tại Đà Nẵng ở đâu?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (Được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, người hưởng chế độ BHTN tại Đà Nẵng khi cần giải quyết, làm hồ sơ thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể đến bất kỳ điểm/ trung tâm dịch vụ việc làm tại Đà Nẵng để được hỗ trợ và hướng dẫn chi tiết.
Hiện nay, có 3 chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp Đà Nẵng là các Trung tâm dịch vụ việc làm thành phố Đà Nẵng. Đây là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Lao động Thương Binh và Xã hội, có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực việc làm trên địa bàn thành phố gồm:
Trụ sở chính Trung tâm dịch vụ việc làm Đà Nẵng có địa chỉ tại số 278 Âu Cơ, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
+ Thông tin liên hệ:
Điện thoại: 0236.3740260 - Fax: 0236.3740260
Website: dichvuvieclamdanang.vn
Kênh Zalo OA: Trung tâm dịch vụ việc làm Đà Nẵng
Facebook Pages: https://www.facebook.com/dichvuvieclamdanang.vn/
Email: dvvl.trungtam@gmail.com
+ Các chi nhánh TTDVVL thành phố Đà Nẵng gồm:
Chi nhánh Trung tâm dịch vụ việc làm quận Hải Châu
Địa chỉ: 21 Phan Châu Trinh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Phòng Giới thiệu việc làm: 0236.3825606
Phòng Bảo hiểm thất nghiệp: 0236.3550222
Phòng Đào tạo: 0236.3681599
Chi nhánh Trung tâm dịch vụ việc làm quận Cẩm Lệ
Địa chỉ: 657 Trường Chinh, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Phòng Giới thiệu việc làm: 0236.3681828
Phòng Bảo hiểm thất nghiệp: 0236.3681828
Phòng Đào tạo: 0236.3681343
Như vậy, hiện nay trên đại bàn thành phố Đà Nẵng mới chỉ có 3 trung tâm bảo hiểm thất nghiệp nơi thực hiện việc giải quyết chế độ BHTN cho người lao động khi có yêu cầu.
Bên cạnh đó người dân sinh sống gần các trung tâm này khi có nhu cầu học nghề, hoặc tìm kiếm việc làm có thể liên hệ trực tiếp đến chi nhánh BHTN gần nhất để được hỗ trợ tốt nhất.
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2023 mới nhất như thế nào
Theo như quy định đã được đề cập ở trên thì bảo hiểm thất nghiệp 2023 có 4 chế độ hỗ trợ người lao động khi thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp là thuật ngữ dùng chung, do đó không có cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2023 mà chỉ có cách tính của chế độ trợ cấp thất nghiệp trong bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH công thức tính tiền bảo hiểm thất nghiệp người lao động được nhận hàng tháng là:
Trong đó:
- Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
Như vậy, để tính tiền bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cần xác định được mức lương hàng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong khoảng thời gian ít nhất là 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Tham khảo thêm Công cụ tính trợ cấp thất nghiệp: TẠI ĐÂY
Tham khảo Toàn văn 04 chế độ bảo hiểm thất nghiệp: