Địa chất là gì, ngành địa chất là gì, ngành địa chất học ra trường làm gì?
Địa chất là gì, ngành địa chất là gì, ngành địa chất học ra trường làm gì?
Theo Điều 2 Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Địa chất là các dạng vật chất cấu tạo nên trái đất, các quá trình diễn ra trong tự nhiên phát sinh từ sự tiến hóa của trái đất cũng như địa hình, cảnh quan, hiện tượng địa chất và môi trường được tạo ra do các quá trình tự nhiên đó.
2. Tài nguyên địa chất là các dạng vật chất hình thành từ các quá trình địa chất, tồn tại trong hoặc trên bề mặt trái đất mà con người có thể khai thác, sử dụng, bao gồm: khoáng sản, di chỉ địa chất, di sản địa chất, tài nguyên địa nhiệt, tài nguyên vị thế, cấu trúc địa chất tàng trữ, không gian lòng đất.
3. Tài nguyên địa nhiệt là nhiệt năng được sinh ra và tồn tại trong các thể địa chất, cấu trúc địa chất có thể khai thác, sử dụng.
...
Theo đó địa chất là các dạng vật chất cấu tạo nên trái đất, các quá trình diễn ra trong tự nhiên phát sinh từ sự tiến hóa của trái đất cũng như địa hình, cảnh quan, hiện tượng địa chất và môi trường được tạo ra do các quá trình tự nhiên đó.
Lưu ý: Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025.
Ngành địa chất học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về Trái Đất, bao gồm các vật liệu hình thành nên Trái Đất, cấu trúc của những vật liệu đó, và các quá trình hoạt động của chúng. Ngành này cũng nghiên cứu về nguồn gốc và sự phát triển của các sinh vật trên hành tinh này.
Cụ thể, địa chất học tập trung vào các khía cạnh như:
- Cấu trúc và đặc điểm vật lý: Nghiên cứu về cấu trúc của các lớp đất đá, đặc điểm vật lý của chúng.
- Động lực học: Nghiên cứu về các quá trình hình thành, vận chuyển và biến đổi của các vật liệu trên Trái Đất.
- Lịch sử địa chất: Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của Trái Đất và các sinh vật trên đó.
Sinh viên tốt nghiệp ngành địa chất học có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số vị trí công việc phổ biến mà bạn có thể đảm nhận:
- Nhà nghiên cứu: Làm việc tại các viện nghiên cứu, trường đại học, hoặc các tổ chức khoa học để nghiên cứu về địa chất và các hiện tượng liên quan.
- Giảng viên đại học: Giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu cho sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng.
- Chuyên viên quản lý khai thác khoáng sản: Làm việc tại các công ty khai thác khoáng sản, quản lý và giám sát các hoạt động khai thác.
- Chuyên gia kiểm định đá quý: Đánh giá, kiểm định và chế tác đá quý, đá bán quý cho các công ty trang sức.
- Cán bộ tư vấn và quản lý dự án: Tham gia vào các dự án điều tra, khảo sát địa chất, tìm kiếm và thăm dò khoáng sản.
- Chuyên gia đánh giá tác động môi trường: Đánh giá và quản lý các tác động môi trường của các dự án khai thác và xây dựng.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Địa chất là gì, ngành địa chất là gì, ngành địa chất học ra trường làm gì? (Hình từ Internet)
Các công việc hiện nay của người giữ chức vụ Chuyên viên chính về địa chất là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính các lĩnh vực thuộc ngành tài nguyên và môi trường tại Phụ lục IV Ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BTNMT, Chuyên viên chính về địa chất phải thực hiện các công việc như sau:
Mảng công việc | Công việc cụ thể |
Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án. | - Tham gia nghiên cứu, xây dựng các quy định trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng về:… (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm) hoặc của địa phương. - Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, quy định của Đảng, văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án quan trọng về:… (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm) hoặc của địa phương. |
Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản. | - Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án về:… (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm) hoặc của địa phương. - Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm hoặc của địa phương. - Chủ trì hoặc tham gia tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác hoạch định và thực thi chính sách về lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm hoặc của địa phương. |
Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản. | Chủ trì hoặc tham gia tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án về lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm hoặc của địa phương. |
Tham gia thẩm định các văn bản. | Tham gia thẩm định, góp ý các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án liên quan đến về:… (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm) hoặc của địa phương. |
Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. | Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công. |
Phối hợp thực hiện. | Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công. |
Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp. | Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài đơn vị theo phân công. |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân. | |
Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao. |
Yêu cầu về trình độ đối với người giữ chức vụ Chuyên viên chính về địa chất là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính các lĩnh vực thuộc ngành tài nguyên và môi trường tại Phụ lục IV Ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BTNMT, Chuyên viên chính về địa chất đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành:… (phù hợp với lĩnh vực công tác của vị trí việc làm). |
Kiến thức bổ trợ | Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương. |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | - Có thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên thì thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng). - Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương đã chủ trì, tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin. - Khả năng đoàn kết nội bộ. - Chịu được áp lực trong công việc. Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic. |
Các yêu cầu khác | - Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. - Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công. - Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. - Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên sâu, nâng cao về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm. - Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm. - Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực. Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm. |