Di cư lao động là gì? Có mấy hình thức để người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc?

Theo quy định hiện hành di cư lao động được hiểu là gì? Có mấy hình thức để người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc?

Di cư lao động là gì?

Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về định nghĩa thuật ngữ di cư lao động.

Tuy nhiên trong đời sống xã hội có thể hiểu di cư lao động là quá trình người lao động di chuyển từ một địa phương hoặc quốc gia này sang một địa phương hoặc quốc gia khác để tìm kiếm cơ hội việc làm và cải thiện điều kiện sống.

Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến di cư lao động với mục đích tìm kiếm việc làm chủ yếu được điều chỉnh thông qua một số văn bản như: Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020,...

Di cư lao động có thể mang lại nhiều lợi ích như tăng thu nhập, nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, nó cũng có thể gặp phải những thách thức như thích nghi với môi trường mới, rào cản ngôn ngữ và văn hóa.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Di cư lao động là gì? Có mấy hình thức để người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc?

Di cư lao động là gì? Có mấy hình thức để người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc?

Có mấy hình thức để người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc?

Hiện nay có 3 hình thức để người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:

Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.

Như vậy, khi người lao động là dân tộc thiểu số xuất khẩu lao động theo 3 hình thức này sẽ được coi là hợp pháp, được pháp luật Việt Nam bảo vệ các quyền và lợi ích cũng như có các chế độ hỗ trợ cho người lao động. Những người xuất khẩu lao động không thông qua hình thức nêu trên sẽ bị xem là bất hợp pháp và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Công ty nào được phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài?

Điều kiện để công ty được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được nêu rõ tại Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, như sau:

Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư;
b) Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép;
d) Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Luật này;
đ) Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Có trang thông tin điện tử.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, một công ty được phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài (xuất khẩu lao động) cần đáp ứng những điều kiện sau:

- Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước.

- Đã ký quỹ

- Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, và đáp ứng được các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, kinh nghiệp, lý lịch không vướng các vấn đề hình sự.

- Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định.

- Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động

- Có trang thông tin điện tử.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào