Để làm tiếp viên hàng không cần có chiều cao bao nhiêu?
Để làm tiếp viên hàng không cần có chiều cao bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT quy định như sau:
Phân nhóm tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên hàng không
1. Nhóm 1 quy định tiêu chuẩn sức khỏe đối với các đối tượng sau:
a) Người lái tàu bay thương mại;
b) Người lái tàu bay thuộc tổ lái nhiều thành viên;
c) Người lái tàu bay vận tải hàng không;
d) Người dự tuyển vào học để thực hiện một trong các công việc quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều này.
2. Nhóm 2 quy định tiêu chuẩn sức khỏe đối với các đối tượng sau:
a) Tiếp viên hàng không;
b) Người lái tàu bay tư nhân;
c) Người thực hiện nhiệm vụ cơ giới trên không;
d) Người dẫn đường trên không;
đ) Người điều khiển tàu lượn;
e) Người điều khiển khinh khí cầu;
g) Người dự tuyển vào học để thực hiện một trong các công việc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e Khoản 2 Điều này.
3. Nhóm 3 quy định tiêu chuẩn sức khỏe đối với các đối tượng sau:
a) Kiểm soát viên không lưu;
b) Người dự tuyển vào học để làm kiểm soát viên không lưu.
Dẫn chiếu đến Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT có quy định về chiều cao như sau:
Để có thể trở thành tiếp viên hàng không thì nam phải có chiều cao từ 1m62 trở lên và nữ là từ 1m58 trở lên.
Để làm tiếp viên hàng không cần có chiều cao bao nhiêu?
Tiếp viên hàng không bị tạm đình chỉ công việc trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT như sau:
Xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không
1. Người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không có hành vi vi phạm kỷ luật lao động đặc thù.
2. Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ ngay công việc trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm các quy định, nội quy lao động gây sự cố, tai nạn, uy hiếp an toàn, an ninh hàng không;
b) Bị điều tra, khởi tố trong các vụ án hình sự;
c) Tự ý bỏ vị trí làm việc;
d) Uống rượu, bia trong giờ làm việc hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở trong khi thực hiện nhiệm vụ;
đ) Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân;
e) Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa;
g) Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác theo quy định;
h) Đánh bạc, gây rối, làm mất an ninh, trật tự tại nơi làm việc.
3. Việc tạm đình chỉ ngay được người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền thực hiện bằng lời nói tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm nêu tại khoản 2 Điều này. Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi tạm đình chỉ bằng lời nói, người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền phải ban hành quyết định tạm đình chỉ, trong đó xác định rõ thời hạn tạm đình chỉ. Thời hạn tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động và được tính kể từ thời điểm thực hiện bằng lời nói.
Theo đó, tiếp viên hàng không bị tạm đình chỉ công việc trong những trường hợp như sau:
- Vi phạm các quy định, nội quy lao động gây sự cố, tai nạn, uy hiếp an toàn, an ninh hàng không;
- Bị điều tra, khởi tố trong các vụ án hình sự;
- Tự ý bỏ vị trí làm việc;
- Uống rượu, bia trong giờ làm việc hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở trong khi thực hiện nhiệm vụ;
- Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân;
- Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa;
- Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác theo quy định;
- Đánh bạc, gây rối, làm mất an ninh, trật tự tại nơi làm việc.
Điều kiện để được cấp giấy phép nhân viên hàng không là gì?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 35/2021/TT-BGTVT) quy định về giấy phép nhân viên hàng không, cụ thể như sau:
Giấy phép nhân viên hàng không
1. Giấy phép nhân viên hàng không được cấp cho cá nhân khi đảm bảo quy định tại Điều 8 của Thông tư này và đạt yêu cầu của kỳ sát hạch cấp giấy phép, năng định nhân viên hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.
2. Giấy phép nhân viên hàng không bao gồm các nội dung sau đây:
a) Quốc hiệu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Cơ quan cấp giấy phép;
c) Tên giấy phép;
d) Số giấy phép;
đ) Ngày cấp, thời hạn của giấy phép (nếu có);
e) Họ tên, ngày sinh, nơi sinh, địa chỉ, quốc tịch của người được cấp giấy phép;
g) Năng định;
h) Chữ ký của người được cấp giấy phép và dấu của cơ quan cấp giấy phép;
i) Anh của người được cấp giấy phép được đóng dấu giáp lai;
k) Yêu cầu khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không.
3. Các chức danh nhân viên hàng không quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 Điều 6 của Thông tư này khi thực hiện nhiệm vụ phải mang theo giấy phép nhân viên hàng không còn hiệu lực.
4. Nhân viên hàng không không thuộc đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều này khi thực hiện nhiệm vụ phải có chứng chỉ chuyên môn phù hợp.
Theo đó điều kiện để được cấp giấy phép nhân viên hàng không bao gồm:
- Đảm bảo quy định tại Điều 8 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT.
- Đạt yêu cầu của kỳ sát hạch cấp giấy phép, năng định nhân viên hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.