Để được cấp giấy phép hành nghề y phải thực hành theo nguyên tắc như thế nào?
Để được cấp giấy phép hành nghề y phải thực hành theo nguyên tắc như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 23 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thì người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y theo một trong các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên tắc quy định sau:
- Phù hợp với văn bằng chuyên môn được cấp;
- Thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành;
- Thời gian thực hành phù hợp với từng chức danh chuyên môn;
- Cơ sở hướng dẫn thực hành phải phân công người hướng dẫn thực hành, phải đăng ký danh sách người thực hành tại cơ sở trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và cấp giấy xác nhận việc thực hành cho người thực hành;
- Người hướng dẫn thực hành phải là người hành nghề có phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung hướng dẫn thực hành và phải chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn của người thực hành trong quá trình thực hành, trừ trường hợp người thực hành cố ý vi phạm pháp luật;
- Người thực hành phải tuân thủ sự phân công, hướng dẫn của người hướng dẫn thực hành và phải tôn trọng các quyền, nghĩa vụ của người bệnh.
Ngoài ra, tại Điều 23 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y phải không thuộc 2 trường hợp sau:
- Đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa;
- Đã được cấp giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được thừa nhận theo quy định tại Điều 29 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Để được cấp giấy phép hành nghề y phải thực hành theo nguyên tắc như thế nào?
Giấy phép hành nghề y có thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về thời hạn giấy phép hành nghề như sau:
Giấy phép hành nghề1. Mỗi người hành nghề chỉ được cấp 01 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc.
2. Giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm.
3. Nội dung của giấy phép hành nghề bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
a) Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài; b) Chức danh chuyên môn;
c) Phạm vi hành nghề;
d) Thời hạn của giấy phép hành nghề.
4. Người đề nghị cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phi và lệ phí, trừ trường hợp do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề mà phải cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này và quy định mẫu giấy phép Thành nghề.
Theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, giấy phép hành nghề có thời hạn 05.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 3 Điều 121 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 chứng chỉ hành nghề được cấp đối với hồ sơ nộp trước 01 tháng 01 năm 2024 thì sẽ được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề và thực hiện gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần kê từ ngày chuyển đổi.
Đối tượng đảm nhiệm chức danh nào cần có giấy phép hành nghề y?
Căn cứ theo tại Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thì chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm:
- Bác sỹ;
- Y sỹ;
- Điều dưỡng;
- Hộ sinh;
- Kỹ thuật y;
- Dinh dưỡng lâm sàng,
- Cấp cứu viên ngoại viện;
- Tâm lý lâm sàng;
- Lương y;
- Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Người hành nghề y được khám chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề?
Căn cứ theo Điều 36 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định:
Nguyên tắc đăng ký hành nghề
...
3. Người hành nghề được khám bệnh, chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề trong các trường hợp sau đây:
a) Hoạt động cấp cứu ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ cấp cứu viên ngoại viện;
b) Được cơ quan, người có thẩm quyền huy động, điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp;
c) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt;
d) Khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình chuyển giao kỹ thuật chuyên môn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong thời gian ngắn hạn;
đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Như vậy, người hành nghề y được khám chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề chỉ trong các trường hợp sau:
- Hoạt động cấp cứu ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ cấp cứu viên ngoại viện;
- Được cơ quan, người có thẩm quyền huy động, điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp;
- Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt;
- Khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình chuyển giao kỹ thuật chuyên môn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong thời gian ngắn hạn;
- Trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.