Để được cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá tài sản thì phải đạt kết quả bao nhiêu điểm?
Để được cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá tài sản thì phải đạt kết quả bao nhiêu điểm?
Theo Điều 12 Thông tư 39/2024/TT-BTC quy định:
Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá
1. Học viên có kết quả từ 5 (năm) điểm trở lên đối với mỗi bài kiểm tra là học viên đạt yêu cầu lớp học và được cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá tài sản hoặc Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá doanh nghiệp tùy theo chương trình học mà học viên tham gia đào tạo.
Học viên đã được cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá tài sản được phép học bổ sung để hoàn thành chương trình của lớp đào tạo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Thông tư này để được cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ về thẩm định giá doanh nghiệp.
2. Thủ trưởng đơn vị đào tạo (hoặc cấp phó được Thủ trưởng đơn vị đào tạo phân công) ký, cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá. Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá theo Mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này và phải được đóng dấu giáp lai ảnh của học viên.
...
Theo đó có kết quả từ 5 (năm) điểm trở lên đối với mỗi bài kiểm tra là học viên đạt yêu cầu lớp học và được cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá tài sản.
Để được cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá tài sản thì phải đạt kết quả bao nhiêu điểm? (Hình từ Internet)
Cán bộ có được hành nghề thẩm định giá không?
Theo khoản 2 Điều 45 Luật Giá 2023 có quy định về đối tượng không được hành nghề thẩm định giá bao gồm:
+ Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
+ Người đang bị cấm hành nghề thẩm định giá theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang trong thời gian bị khởi tố, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; người đã bị kết án về một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, giá, thẩm định giá mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người đang bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
+ Người đang bị tước thẻ thẩm định viên về giá theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy cán bộ không được hành nghề thẩm định giá.
Thẩm định viên về giá có các quyền và nghĩa vụ gì?
Theo Điều 47 Luật Giá 2023 quy định thì thẩm định viên về giá có các quyền và nghĩa vụ sau:
Quyền của thẩm định viên về giá
- Hành nghề thẩm định giá theo quy định của Luật này; ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá theo lĩnh vực chuyên môn; được phép hành nghề mà không phải trang bị thêm các chứng chỉ, điều kiện chuyên môn khác với quy định của Luật này;
- Đưa ra quan điểm độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;
- Yêu cầu khách hàng phối hợp trong việc cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến tài sản thẩm định giá và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thẩm định giá; không chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin về tài sản thẩm định giá do khách hàng cung cấp;
- Từ chối thực hiện thẩm định giá trong trường hợp không đúng lĩnh vực chuyên môn được phép hành nghề hoặc xét thấy hồ sơ, tài liệu để thực hiện thẩm định giá không đủ hoặc không bảo đảm tin cậy;
- Tham gia tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của thẩm định viên về giá
- Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, tính trung thực, khách quan, chính xác trong quá trình thẩm định giá tài sản; chịu trách nhiệm về chuyên môn trong quá trình thực hiện và bảo đảm báo cáo thẩm định giá tuân thủ các Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam;
- Giải trình hoặc bảo vệ các nội dung tại báo cáo thẩm định giá do mình thực hiện với khách hàng thẩm định giá hoặc bên thứ ba được sử dụng báo cáo thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá khi có yêu cầu; giải trình báo cáo thẩm định giá do mình thực hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
- Tham gia các chương trình cập nhật kiến thức về thẩm định giá theo quy định;
- Lập hồ sơ về thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.