Để đảm bảo an toàn tời kéo trong nhà máy tuyển khoáng nghiêm cấm thực hiện hành vi gì?
Để đảm bảo an toàn tời kéo trong nhà máy tuyển khoáng nghiêm cấm thực hiện hành vi gì?
Căn cứ Điều 29 QCVN 02:2011/BCT quy định như sau:
Quy định đối với tời kéo
1. Cáp thép sử dụng cho tời kéo phải theo tiêu chuẩn hiện hành. Độ sai lệch giữa phương của cáp so với tiếp tuyến của rãnh xoắn trên tang hoặc mặt phẳng ròng rọc không được vượt quá:
a) 50 (độ nghiêng 1/12) đối với ròng rọc và tang có rãnh;
b) 30 (độ nghiêng 1/19) đối với tang trơn.
2. Các trạm tời phải có cơ cấu đề phòng cáp văng trở lại khi đứt cáp và chèn chống trôi hoặc vật liệu chống trơn, trượt.
3. Để đảm bảo an toàn tời kéo nghiêm cấm:
a) Kéo tải quá quy định;
b) Dùng tời kéo ngược đoàn xe khi không có puli chuyển hướng;
c) Dùng tời kéo đoàn xe bị trật bánh;
d) Dùng hai tời kéo một đoàn xe khi các tời không cùng loại, không cùng tải trọng và tốc độ;
e) Dùng mỏ móc được chế tạo bằng loại vật liệu sai quy định, không đúng quy cách, không đúng kích cỡ tải trọng, bị nứt, bị biến dạng hoặc mòn quá quy định;
g) Cuốn cáp chồng chéo lên nhau trên tang và cuộn mỏ móc vào tang.
Theo đó, để đảm bảo an toàn tời kéo trong nhà máy tuyển khoáng, nghiêm cấm:
- Kéo tải quá quy định.
- Dùng tời kéo ngược đoàn xe khi không có puli chuyển hướng.
- Dùng tời kéo đoàn xe bị trật bánh.
- Dùng hai tời kéo một đoàn xe khi các tời không cùng loại, không cùng tải trọng và tốc độ.
- Dùng mỏ móc được chế tạo bằng loại vật liệu sai quy định, không đúng quy cách, không đúng kích cỡ tải trọng, bị nứt, bị biến dạng hoặc mòn quá quy định.
- Cuốn cáp chồng chéo lên nhau trên tang và cuộn mỏ móc vào tang.
Để đảm bảo an toàn tời kéo trong nhà máy tuyển khoáng nghiêm cấm thực hiện hành vi gì? (Hình từ Internet)
Vận hành, sửa chữa tời kéo trong nhà máy tuyển khoáng như thế nào để đảm bảo an toàn?
Căn cứ Điều 30 QCVN 02:2011/BCT quy định như sau:
Vận hành, sửa chữa tời kéo
1. Khi móc cáp, người thao tác phải cầm mỏ móc ở phía lưng và móc theo hướng từ trên xuống. Khi móc xong, người thao tác phải đứng ở vị trí an toàn.
Người kéo dây tời phải quan sát trước sau, khi nhận được tín hiệu của người điều hành khu vực trục đổ, mới được kéo xe vào.
2. Khi nhả cáp phải để lại ít nhất 3 vòng cáp dự trữ trên tang. Phải tháo mỏ móc ra khỏi đoàn xe sau khi đã chất tải hoặc dỡ tải xong.
3. Khi sửa chữa tời kéo phải tuân theo quy định tại Điều 8 của Quy chuẩn này.
Theo đó, vận hành, sửa chữa tời kéo được thực hiện như sau:
- Khi móc cáp, người thao tác phải cầm mỏ móc ở phía lưng và móc theo hướng từ trên xuống. Khi móc xong, người thao tác phải đứng ở vị trí an toàn.
Người kéo dây tời phải quan sát trước sau, khi nhận được tín hiệu của người điều hành khu vực trục đổ, mới được kéo xe vào.
- Khi nhả cáp phải để lại ít nhất 3 vòng cáp dự trữ trên tang. Phải tháo mỏ móc ra khỏi đoàn xe sau khi đã chất tải hoặc dỡ tải xong.
- Khi tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng tời kéo phải ngừng máy, cắt điện và treo biển "Cấm đóng điện" tại nơi đóng cắt điện của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đó.
Người quản lý lao động trong nhà máy tuyển khoáng phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ Điều 5 QCVN 02:2011/BCT quy định như sau:
Quy định đối với người sử dụng lao động
1. Yêu cầu đối với người quản lý
a) Lãnh đạo nhà máy phải có đủ tiêu chuẩn về trình độ, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn phù hợp với công việc quản lý được giao;
b) Những người làm công tác chỉ đạo, điều hành kỹ thuật sản xuất ở nhà máy tuyển khoáng phải là những người có trình độ, kinh nghiệm, tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc trung cấp kỹ thuật thuộc ngành nghề chuyên môn theo công việc phân công, đảm nhận;
c) Người phụ trách công tác an toàn của nhà máy tuyển khoáng phải là người có trình độ kỹ sư, cao đẳng kỹ thuật, phải qua khoá học đào tạo, tập huấn về công tác quản lý kỹ thuật an toàn và được các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, chức năng tổ chức, kiểm tra xác nhận;
d) Trong thời gian làm việc, sản xuất, quản đốc, phó quản đốc phân xưởng phải thường xuyên kiểm tra tình trạng an toàn tại các vị trí làm việc trong phạm vi quản lý.
...
Theo đó, người quản lý lao động trong nhà máy tuyển khoáng phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Lãnh đạo nhà máy phải có đủ tiêu chuẩn về trình độ, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn phù hợp với công việc quản lý được giao;
- Những người làm công tác chỉ đạo, điều hành kỹ thuật sản xuất ở nhà máy tuyển khoáng phải là những người có trình độ, kinh nghiệm, tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc trung cấp kỹ thuật thuộc ngành nghề chuyên môn theo công việc phân công, đảm nhận;
- Người phụ trách công tác an toàn của nhà máy tuyển khoáng phải là người có trình độ kỹ sư, cao đẳng kỹ thuật, phải qua khoá học đào tạo, tập huấn về công tác quản lý kỹ thuật an toàn và được các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, chức năng tổ chức, kiểm tra xác nhận;
- Trong thời gian làm việc, sản xuất, quản đốc, phó quản đốc phân xưởng phải thường xuyên kiểm tra tình trạng an toàn tại các vị trí làm việc trong phạm vi quản lý.