Để đảm bảo an toàn lao động trong tuyển khoáng, khi nào cần phải ngừng máy đập khẩn cấp?
Để đảm bảo an toàn lao động trong tuyển khoáng, khi nào cần phải ngừng máy đập khẩn cấp?
Căn cứ Điều 32 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Vận hành máy đập
1. Nguyên liệu khoáng sản trước khi cấp cho máy đập, phải loại bỏ vật thải, đá quá cỡ, sắt thép, gỗ, cao su, giẻ lau máy và các tạp chất khác theo yêu cầu đặc tính của máy.
2. Trước khi khởi động máy, phải phát tín hiệu báo trước. Khi có hai hoặc nhiều máy đập trong khu vực phải đủ có hai loại tín hiệu: còi và ánh sáng. Phải khẳng định chắc chắn không có người trong máy và những nơi nguy hiểm gần máy.
3. Khi vận hành máy phải tuân thủ quy trình vận hành thiết bị công nghệ của xưởng.
4. Chỉ nạp liệu vào máy đập khi tốc độ đã ổn định (sau 2 - 3 phút). Công nhân thao tác đứng cạnh cửa cấp liệu phải mang kính bảo hộ. Đối với các máy đập búa phải đóng kín các cửa quan sát trước khi mở máy.
5. Khi máy đập, làm việc, chấp hành nghiêm túc nội quy an toàn vận hành máy. Không được mở các cửa để quan sát bên trong máy. Cần phải ngừng máy khẩn cấp trong những trường hợp sau:
a) Có tiếng ồn hoặc tiếng gõ bất thường trong khoang máy đập;
b) Máy đập rung mạnh bất thường;
c) Động cơ hoặc các ổ bi quá nóng;
d) Sự cố hoặc tai nạn lao động.
6. Quá trình đập quặng mà tạo bụi có thể gây nổ, phải được tiến hành với việc thực hiện các giải pháp loại trừ bụi gây nổ.
7. Định kỳ kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy, các chi tiết mau mòn, chóng hỏng, bảo vệ an toàn và thay thế các chi tiết có vết nứt hoặc mòn quá quy định. Các khớp nối truyền động của thiết bị phải có rào chắn bảo vệ an toàn.
8. Để đảm bảo an toàn máy đập nghiêm cấm:
a) Người vận hành máy bỏ vị trí làm việc;
b) Giao việc khởi động và giám sát hoạt động của máy đập cho người khác;
c) Tháo bỏ vỏ bảo vệ và che chắn bảo hiểm;
d) Điều chỉnh khoảng cách giữa các bộ phận của máy và khắc phục lỗi khác;
e) Mở cửa máy đập;
g) Nhìn ngó vào khoảng không gian trong máy đập khi máy đang làm việc mà không có thiết bị bảo vệ;
h) Dùng gậy chọc tháo vật liệu vướng mắc ở miệng cấp liệu;
i) Để vật lạ lên máy đập hoặc đứng lên bất kỳ bộ phận nào của máy;
k) Sử dụng sàn thao tác phục vụ công tác sửa chữa, bảo dưỡng bố trí trên thân máy để kiểm tra sự làm việc của máy đập;
l) Đi vào khu vực nguy hiểm thuộc không gian làm việc của máy đập;
m) Chạy các máy đập búa khi nắp của thân máy đang ở trạng thái mở.
Theo đó, để đảm bảo an toàn lao động, cần phải ngừng máy đập khẩn cấp trong những trường hợp sau:
- Có tiếng ồn hoặc tiếng gõ bất thường trong khoang máy đập;
- Máy đập rung mạnh bất thường;
- Động cơ hoặc các ổ bi quá nóng;
- Sự cố hoặc tai nạn lao động.
Để đảm bảo an toàn lao động trong tuyển khoáng, khi nào cần phải ngừng máy đập khẩn cấp? (Hình từ Internet)
Khi máy đập trong tuyển khoáng xảy ra sự cố thì phải xử lý thế nào để đảm bảo an toàn lao động?
Căn cứ Điều 34 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Xử lí sự cố máy đập
1. Trường hợp dừng máy đập khẩn cấp do sự cố, ách tắc phải thực hiện đúng quy định dừng máy đập. Việc dỡ tải và chạy lại máy phải theo quy trình kỹ thuật vận hành máy.
2. Chỉ được tiến hành thông phễu cấp liệu khi không có phương tiện cấp tải vào phễu. Khi chọc phễu phải đứng ở thành phễu cách miệng phễu ít nhất 0,5 m. Không được chui vào phễu cấp liệu nếu không có người giám sát cảnh giới và không có dây an toàn.
3. Nghiêm cấm tháo vật liệu trong không gian của máy bằng cách định kỳ đóng ngắt máy để tháo dần vật liệu.
Theo đó, khi xử lý sự cố máy đập cần tuân thủ những quy định sau đây:
- Trường hợp dừng máy đập khẩn cấp do sự cố, ách tắc phải thực hiện đúng quy định dừng máy đập. Việc dỡ tải và chạy lại máy phải theo quy trình kỹ thuật vận hành máy.
- Chỉ được tiến hành thông phễu cấp liệu khi không có phương tiện cấp tải vào phễu. Khi chọc phễu phải đứng ở thành phễu cách miệng phễu ít nhất 0,5 m. Không được chui vào phễu cấp liệu nếu không có người giám sát cảnh giới và không có dây an toàn.
- Nghiêm cấm tháo vật liệu trong không gian của máy bằng cách định kỳ đóng ngắt máy để tháo dần vật liệu.
Bố trí máy đập trong tuyển khoáng thế nào để đảm bảo an toàn?
Căn cứ Điều 31 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Bố trí máy đập
1. Máy đập phải được bố trí trong nhà xưởng có mái che, diện tích đặt máy phải rộng thoáng và đảm bảo độ chiếu sáng. Trong khu vực máy đập làm việc phải có hệ thống thu bụi. Trường hợp không có hệ thống thu bụi thì phải có hệ thống phun nước để dập bụi.
2. Đối với máy đập đặt cao hơn nền nhà 1 m (tính từ miệng cấp liệu) đều phải có sàn thao tác và bậc lên xuống.
3. Các máy đập búa kiểu đứng, kiểu ngang, kiểu vấu phải đấu khoá liên động.
4. Để đề phòng các cục vật liệu văng ra gây nguy hại cho người, trên máy đập phải trang bị cơ cấu bảo vệ.
5. Đối với máy đập nón (đập côn) - bảo hiểm bằng hàng rào thành kín có thể tháo rời, trừ máy đập giai đoạn đập thô, làm việc ở chế độ đổ trực tiếp.
6. Đối với máy đập hàm - bảo hiểm bằng hàng rào có thể tháo rời, có cửa sổ kiểm tra.
Theo đó, để đảm bảo an toàn lao động thì việc bố trí máy đập trong tuyển khoáng phải tuân thủ những quy định nêu trên.