Để đảm bảo an toàn lao động trong khai thác đá thì khi máy gạt đang làm việc cấm những hành vi nào?
Để đảm bảo an toàn lao động trong khai thác đá thì khi máy gạt đang làm việc cấm những hành vi nào?
Căn cứ Điều 12 QCVN 05:2012/BLĐTBXH quy định như sau:
Yêu cầu an toàn khi sử dụng máy gạt
1. Phạm vi hoạt động và nhiệm vụ của máy gạt phải được xác định rõ trong phiếu công tác hoặc sổ giao việc.
2. Khi máy gạt đang làm việc, cấm:
2.1. Sửa chữa điều chỉnh lưỡi gạt;
2.2. Người đứng trên lưỡi gạt;
2.3. Dừng máy trên nền không ổn định;
2.4. Dừng máy khi chưa nhả hết đất đá ở lưỡi gạt;
2.5. Di chuyển hoặc cho máy đứng tại vị trí mà khoảng cách gần nhất từ xích máy gạt tới mép tầng, mép hố nhỏ hơn 1,5m.
3. Khi máy làm việc ở chân tầng hoặc gần mép tầng phải có người cảnh giới, nếu có hiện tượng sụt lở phải khẩn trương đưa máy vào vị trí an toàn và chỉ được cho máy làm việc lại sau khi đã xử lý xong hiện tượng sụt lở.
4. Cấm để máy gạt làm việc trong vùng nguy hiểm của máy xúc khi máy xúc đang hoạt động.
5. Cấm dùng máy gạt để đào bẩy đá liền hoặc vận chuyển những tảng đá lớn quá khả năng cho phép gạt của máy. Trường hợp đất đá rắn, phải làm tơi sơ bộ đá trước khi cho máy gạt làm việc.
6. Chỉ được tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh máy gạt khi máy đã ngừng hoạt động hoàn toàn và lưỡi gạt đã được hạ xuống chạm đất.
Khi kiểm tra và sửa chữa lưỡi gạt thì lưỡi gạt phải được kê phẳng bằng những tấm gỗ chắc chắn.
7. Khi gạt dốc lên, góc nghiêng sườn dốc không được lớn hơn 250; khi gạt dốc xuống - không được quá 300.
Như vậy, để đảm bảo an toàn lao động trong khai thác đá thì khi máy gạt đang làm việc cấm những hành vi như sau:
- Cấm để máy gạt làm việc trong vùng nguy hiểm của máy xúc khi máy xúc đang hoạt động.
- Cấm dùng máy gạt để đào bẩy đá liền hoặc vận chuyển những tảng đá lớn quá khả năng cho phép gạt của máy. Trường hợp đất đá rắn, phải làm tơi sơ bộ đá trước khi cho máy gạt làm việc.
Để đảm bảo an toàn lao động trong khai thác đá thì khi máy gạt đang làm việc cấm những hành vi nào? (Hình từ Internet)
Không thể làm việc khi bị ốm thì người lao động làm công việc khai thác đá có được nghỉ làm việc không?
Căn cứ Điều 30 QCVN 05:2012/BLĐTBXH quy định như sau:
Chăm sóc sức khoẻ người lao động
1. Khám sức khoẻ
1.1. Người lao động phải được kiểm tra sức khoẻ trước khi được giao việc ở mỏ lần đầu tiên. Khám sức khoẻ định kỳ mỗi năm một lần đối với lao động bình thường, 6 tháng một lần với người lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại nguy hiểm như thợ khoan, lái xe, người lao động làm việc ở những nơi vận chuyển nguyên vật liệu hay có chứa yếu tố độc hại cho sức khoẻ trong quá trình vận chuyển.
1.2. Người lao động trực tiếp tiếp xúc với bụi đá phải được định kỳ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Nếu bị bệnh nghề nghiệp thì phải tổ chức chăm sóc, điều dưỡng phục hồi khả năng lao động và bố trí công việc khác phù hợp.
1.3. Người bị ốm hoặc vì một lý do nào đó không thể làm được những công việc thường ngày phải được phép nghỉ làm việc.
2. Trạm y tế
Người sử dụng lao động lập trạm y tế, bố trí cán bộ y tế hoặc ký hợp đồng với một cơ sở y tế gần nhất để phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu những tai nạn khi cần.
3. Tủ thuốc
Trên công trường khai thác đá và trong các khu vực sản xuất, chế biến đá phải có tủ thuốc chứa những trang thiết bị y tế, thuốc cần thiết cho sơ cứu và để ở nơi mọi người có thể dễ dàng tiếp cận khi cần.
4. Sơ cứu, cấp cứu
Người lao động và người giám sát phải được huấn luyện sơ cấp cứu và biết sơ cấp cứu ban đầu cho những người bị thương.
Như vậy, người bị ốm hoặc vì một lý do nào đó không thể làm được những công việc thường ngày phải được phép nghỉ làm việc.
Bảo đảm về nhà vệ sinh cho người lao động làm công việc khai thác đá như thế nào?
Căn cứ Điều 31 QCVN 05:2012/BLĐTBXH quy định như sau:
Đảm bảo các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người lao động
1. Nước uống
1.1. Công nhân mỏ không được uống trực tiếp nước mỏ.
1.2. Trong thời gian lao động, cần cung cấp đầy đủ nước uống sạch tại tất cả các địa điểm làm việc chính.
1.3. Thùng chứa nước uống phải được che bụi và luôn đậy nắp khi không sử dụng. Không được để nước uống bị nhiễm bẩn.
2. Vệ sinh thực phẩm
2.1. Không được cất giữ thức ăn hoặc tổ chức ăn, uống ở những nơi tiếp xúc với các chất, khí hoặc bụi độc hại.
2.2. Thức ăn phải được cất giữ ở những nơi sạch sẽ và có lán che.
3. Nơi thay quần áo và tắm giặt
3.1. Người chủ mỏ phải cung cấp các điều kiện đầy đủ tại khu vực mỏ để người lao động có thể thay, cất giữ, giặt quần áo và tắm.
3.2. Nước tắm giặt dành cho công nhân mỏ phải sạch và không bị nhiễm nước thải của công trường.
3.3. Nước thải chỉ được dẫn thẳng ra hệ thống thoát nước sau khi đã xử lý.
3.4. Phải có nơi thay quần áo, tắm giặt riêng biệt cho phụ nữ và nam giới.
4. Nhà vệ sinh
Người chủ mỏ phải đảm bảo ở công trường của các mỏ lộ thiên có đủ nhà vệ sinh cũng như đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ và được tẩy uế thường xuyên. Không được sử dụng những khu vực khác vào mục đích thay thế nhà vệ sinh.
Như vậy, khi sử dụng lao động làm công việc khai thác đá cho mình thì người sử dụng lao động phải bảo đảm an toàn về nhà vệ sinh như sau:
- Người chủ mỏ phải đảm bảo ở công trường của các mỏ lộ thiên có đủ nhà vệ sinh cũng như đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ và được tẩy uế thường xuyên.
- Không được sử dụng những khu vực khác vào mục đích thay thế nhà vệ sinh.