Đấu nối điện của môđun PV phải được thiết kế như thế nào?

Môđun PV phải được ghi nhãn với những nội dung gì? Đấu nối điện của môđun PV phải được thiết kế như thế nào? Câu hỏi của anh H.N (Hà Giang).

Môđun PV phải được ghi nhãn với những nội dung gì?

Tại tiểu mục 5.2.2.1 Mục 5 TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1:2016) có quy định như sau:

5. Yêu cầu đối với thiết kế và kết cấu
...
5.2 Ghi nhãn và lập tài liệu
..
5.2.2 Ghi nhãn
5.2.2.1 Quy định chung
Từng môđun PV phải được ghi nhãn bao gồm các nội dung dưới đây một cách rõ ràng và bền:
a) tên, tên thương mại đã đăng ký hoặc nhãn thương mại đã đăng ký của nhà chế tạo;
b) ký hiệu kiểu hoặc số model;
c) số seri;
d) ngày và nơi chế tạo; số seri thay thế cho phép truy tìm nguồn gốc ngày và nơi chế tạo;
e) cực tính của đầu nối hoặc dây nối;
f) “điện áp hệ thống cao nhất” hoặc “Vsys”;
g) cấp bảo vệ chống điện giật, phù hợp với Điều 4 của tiêu chuẩn này;
h) “điện áp mạch hở” hoặc “Voc” kể cả dung sai chế tạo;
i) “dòng điện ngắn mạch” hoặc “Isc” kể cả dung sai chế tạo;
j) “công suất lớn nhất của môđun” hoặc “Pmax” kể cả dung sai chế tạo; và
k) “thông số bảo vệ quá dòng lớn nhất”, kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm quá tải dòng điện ngược (MST 26).
...

Theo quy định trên thì từng môđun PV phải được ghi nhãn bao gồm các nội dung dưới đây một cách rõ ràng và bền:

- Tên, tên thương mại đã đăng ký hoặc nhãn thương mại đã đăng ký của nhà chế tạo;

- Ký hiệu kiểu hoặc số model;

- Số seri;

- Ngày và nơi chế tạo; số seri thay thế cho phép truy tìm nguồn gốc ngày và nơi chế tạo;

- Cực tính của đầu nối hoặc dây nối;

- “điện áp hệ thống cao nhất” hoặc “Vsys”;

- Cấp bảo vệ chống điện giật, phù hợp với Điều 4 của tiêu chuẩn này;

- “điện áp mạch hở” hoặc “Voc” kể cả dung sai chế tạo;

- “dòng điện ngắn mạch” hoặc “Isc” kể cả dung sai chế tạo;

- “công suất lớn nhất của môđun” hoặc “Pmax” kể cả dung sai chế tạo; và

- “thông số bảo vệ quá dòng lớn nhất”, kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm quá tải dòng điện ngược (MST 26).

Đấu nối điện của môđun PV phải được thiết kế như thế nào?

Đấu nối điện của môđun PV phải được thiết kế như thế nào? (Hình từ Internet)

Tấm chắn cách điện của môđun PV phải đáp ứng yêu cầu gì?

Tại tiểu mục 5.3.7 Mục 5 TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1:2016) có quy định như sau:

5. Yêu cầu đối với thiết kế và kết cấu
...
5.3.7 Tấm chắn cách diện
Tấm chắn cách điện phải chịu được tất cả các ứng suất cơ, điện, nhiệt, và môi trường có liên quan. Nói chung, tấm chắn cách điện polyme phải đáp ứng các yêu cầu liên quan ở 5.5.2. Tấm chắn phải được giữ đúng vị trí và không bị ảnh hưởng bất lợi đến mức các tính chất điện và cơ học yêu cầu của nó giảm xuống dưới giá trị chấp nhận được tối thiểu đối với ứng dụng. Chỉ có thể sử dụng dụng cụ để lấy tấm chắn cách điện ra. Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đạt trình tự thử nghiệm trong TCVN 12232-2 (IEC 61730-2).
...

Theo đó, tấm chắn cách điện của môđun PV phải chịu được tất cả các ứng suất cơ, điện, nhiệt, và môi trường có liên quan. Nói chung, tấm chắn cách điện polyme phải đáp ứng các yêu cầu liên quan ở 5.5.2 Mục 5 TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1:2016).

Tấm chắn phải được giữ đúng vị trí và không bị ảnh hưởng bất lợi đến mức các tính chất điện và cơ học yêu cầu của nó giảm xuống dưới giá trị chấp nhận được tối thiểu đối với ứng dụng. Chỉ có thể sử dụng dụng cụ để lấy tấm chắn cách điện ra. Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đạt trình tự thử nghiệm trong TCVN 12232-2 (IEC 61730-2).

Đấu nối điện của môđun PV phải được thiết kế như thế nào?

Tại tiểu mục 5.3.8.1 Mục 5 TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1:2016) có quy định như sau:

5. Yêu cầu đối với thiết kế và kết cấu
...
5.3.8 Đấu nối điện
5.3.8.1 Quy định chung
Đấu nối điện phải được thiết kế sao cho lực ép tiếp xúc không truyền qua vật liệu cách điện không phải bằng gốm, mica nguyên chất hoặc vật liệu khác có đặc tính thích hợp, trừ khi các bộ phận kim loại có đủ tính đàn hồi để bù cho việc co hoặc cong bất kỳ của vật liệu cách điện.
Phải có phòng ngừa để các đấu nối không bị lỏng ra, ví dụ, bằng cách sử dụng gioăng.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách kiểm tra bằng mắt (MST 01), thử nghiệm tính liên tục của liên kết đẳng thế (MST 13) và thử nghiệm đấu nối kiểu vít (MST 33), nếu thuộc đối tượng áp dụng.
Đầu dây dẫn bện không được gia cố bằng cách hàn mềm ở những nơi dây dẫn chịu lực ép tiếp xúc, trừ khi phương pháp kẹp được thiết kế sao cho giảm khả năng xảy ra tiếp xúc kém hoặc nếu phần được hàn được giữ ở bên ngoài vùng tiếp xúc của đấu nối.
Phải có phòng ngừa để khi vận hành, kẹp hoặc các đầu cốt khác được ngăn ngừa khỏi ứng suất nhiệt và cơ có thể làm giảm độ dẫn điện.
5.3.8.2 Đầu nối dùng cho cáp bên ngoài và dải băng của bộ nối PV
Đầu nối để đấu nối điện phải thích hợp đối với kiểu và dải tiết diện của ruột dẫn theo quy định kỹ thuật của nhà chế tạo. Đầu nối này phải đáp ứng các yêu cầu của IEC 62790.
Đầu nối cách điện phải được thiết kế sao cho ngăn ngừa được sự dịch chuyển có thể có làm giảm khe hở không khí và chiều dài đường rò.
...

Theo đó, đấu nối điện của môđun PV phải được thiết kế sao cho lực ép tiếp xúc không truyền qua vật liệu cách điện không phải bằng gốm, mica nguyên chất hoặc vật liệu khác có đặc tính thích hợp, trừ khi các bộ phận kim loại có đủ tính đàn hồi để bù cho việc co hoặc cong bất kỳ của vật liệu cách điện.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào