Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập tại đâu?
Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập tại đâu?
Tại khoản 1 Điều 39 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định như sau:
Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập
1. Hợp đồng nhận lao động thực tập phải đăng ký theo quy định sau đây:
a) Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài có thời gian dưới 90 ngày phải đăng ký tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
b) Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài có thời gian từ 90 ngày trở lên phải đăng ký tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 40 của Luật này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Theo đó, doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài bắt buộc phải đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập tại cơ quan có thẩm quyền của nhà nước như sau:
- Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính: nếu thời gian đi đào tạo dưới 90 ngày;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: nếu thời gian đi đào tạo từ 90 ngày trở lên.
Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập tại đâu?
Nội dung của hợp đồng nhận lao động thực tập bao gồm những gì?
Tại khoản 2 Điều 37 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định như sau:
Hợp đồng nhận lao động thực tập
...
2. Hợp đồng nhận lao động thực tập phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động thực tập và có những nội dung sau đây:
a) Thời hạn thực tập;
b) Số lượng người lao động; ngành, nghề thực tập; độ tuổi của người lao động;
c) Địa điểm thực tập;
d) Điều kiện, môi trường thực tập;
đ) Thời giờ thực tập, thời giờ nghỉ ngơi;
e) An toàn, vệ sinh lao động;
g) Tiền lương, tiền công;
h) Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại;
i) Chế độ khám bệnh, chữa bệnh;
k) Chế độ hảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm khác (nếu có);
l) Điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
m) Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi thực tập và ngược lại;
n) Trách nhiệm của các bên khi người lao động gặp rủi ro trong thời gian thực tập ở nước ngoài;
o) Trách nhiệm của các bên trong việc giải quyết vấn đề phát sinh đối với người lao động trong thời gian thực tập ở nước ngoài;
p) Cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp;
q) Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Theo đó, nội dung hợp đồng nhận lao động thực tập phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động thực tập và có những nội dung sau đây:
- Thời hạn thực tập;
- Số lượng người lao động; ngành, nghề thực tập; độ tuổi của người lao động;
- Địa điểm thực tập;
- Điều kiện, môi trường thực tập;
- Thời giờ thực tập, thời giờ nghỉ ngơi;
- An toàn, vệ sinh lao động;
- Tiền lương, tiền công;
- Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại;
- Chế độ khám bệnh, chữa bệnh;
- Chế độ hảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm khác (nếu có);
- Điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
- Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi thực tập và ngược lại;
- Trách nhiệm của các bên khi người lao động gặp rủi ro trong thời gian thực tập ở nước ngoài;
- Trách nhiệm của các bên trong việc giải quyết vấn đề phát sinh đối với người lao động trong thời gian thực tập ở nước ngoài;
- Cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp;
- Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Mức xử phạt hành vi ký hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài không phù hợp với nội dung của hợp đồng nhận lao động thực tập như thế nào?
Tại khoản 4 Điều 45 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài
...
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài vượt quá số lượng người đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Hợp đồng nhận lao động thực tập không có đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Không ký kết hợp đồng đào tạo nghề trước khi người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;
d) Nội dung hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài không phù hợp với nội dung của hợp đồng nhận lao động thực tập.
...
Theo quy định, khi doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài ký hợp đồng có nội dung hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài không phù hợp với nội dung của hợp đồng nhận lao động thực tập thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng.