Đại học Công nghiệp Tp.HCM điểm chuẩn 2024 là bao nhiêu? Sinh viên đi làm gia sư dạy kèm tại nhà được không?
Đại học Công nghiệp Tp.HCM điểm chuẩn 2024 là bao nhiêu?
Theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1139/QĐ-BGDĐT năm 2024 có quy định: Xử lý NV trên Hệ thống để xác định NV trúng tuyển (NV cao nhất trong số NV mà thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển nếu có) từ ngày 13/8 đến 17 giờ 00 ngày 17/8/2024.
Tiến hành thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1: Chậm nhất là 17 giờ 00 ngày 19/8/2024.
Như vậy, các trường đại học sẽ công bố điểm chuẩn bắt đầu từ 17h ngày 17/8 và hoàn thành chậm nhất đến ngày 19/8.
Hiện tại chưa có công bố điểm chuẩn Đại học Công nghiệp Tp.HCM
Điểm chuẩn sẽ được Đại học IUH - Đại học Công nghiệp TpHCM 2024 công bố đến các thí sinh trước 17h ngày 19/8/2024.
(Tiếp tục cập nhật...)
Đại học Công nghiệp Tp.HCM điểm chuẩn 2024 là bao nhiêu? Sinh viên đi làm gia sư dạy kèm tại nhà được không?
Giấy báo trúng tuyển đại học khi nào có?
Giấy báo trúng tuyển đại học là loại giấy tờ quan trọng xác nhận thí sinh chính thức đỗ đại học. Đây cũng là loại giấy tờ bắt buộc thí sinh cần mang theo trong quá trình nhập học. Giấy báo trúng tuyển đại học có thể được gửi dưới dạng bản cứng hoặc bản mềm.
Theo quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định về việc thông báo kết quả và xác nhận nhập học như sau:
Cơ sở đào tạo gửi giấy báo trúng tuyển cho những thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học và phương thức nhập học của thí sinh.
Thí sinh lưu ý phải xác nhận nhập học bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống, trước khi nhập học tại cơ sở đào tạo.
Đối với những thí sinh không xác nhận nhập học trong thời hạn quy định, nếu không có lý do chính đáng thì coi như thí sinh từ chối nhập học và cơ sở đào tạo có quyền không tiếp nhận.
Nếu do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, cơ sở đào tạo xem xét quyết định tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.
Nếu do sai sót, nhầm lẫn của cán bộ thực hiện công tác tuyển sinh hoặc cá nhân thí sinh gây ra, cơ sở đào tạo chủ động phối hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan xem xét các minh chứng và quyết định việc tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.
Thí sinh đã xác nhận nhập học tại một cơ sở đào tạo không được tham gia xét tuyển ở nơi khác hoặc ở các đợt xét tuyển bổ sung, trừ trường hợp được cơ sở đào tạo cho phép.
Sinh viên đi làm gia sư dạy kèm tại nhà được không?
Hiện nay Pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc hạn chế hay ngăn cấm sinh viên đi làm gia sư.
Mặt khác, theo Công văn 5184/SLĐTBXH-VLATLĐ năm 2021 về hướng dẫn một số nội dung khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, khi được hỏi về việc “Gia sư có được hỗ trợ như lao động tự do không?” Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã giải đáp như sau:
Gia sư có được hỗ trợ như lao động tự do không?
Trả lời:
- Gia sư hoạt động độc lập kèm cặp dạy thêm cho học sinh tại các hộ gia đình là đối tượng không phát sinh quan hệ lao động thuộc diện hỗ trợ nếu đáp ứng đúng các quy định tại Điều 5 Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND Thành phố.
- Gia sư làm việc tại các Trung tâm (thông qua Trung tâm để đi dạy thêm) phát sinh quan hệ lao động do đó đối tượng này không thuộc diện hỗ trợ theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 3642/QĐ-UBND của UBND Thành phố.
Như vậy, theo cách giải đáp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thể hiểu gia sư được chia thành 02 đối tượng:
- Gia sư hoạt động độc lập kèm cặp dạy thêm cho học sinh tại các hộ gia đình là đối tượng không phát sinh quan hệ lao động được xem là lao động tự do.
- Gia sư làm việc tại các Trung tâm (thông qua Trung tâm để đi dạy thêm) phát sinh quan hệ lao động. Lúc này hoạt động gia sư được xem là hoạt động dạy thêm, được điều chỉnh bởi Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Dẫn chiếu đến Điều 2 Quy trình ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định về các loại hình dạy thêm như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Dạy thêm, học thêm trong quy định này là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức.
3. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục quy định tại khoản 2 điều này tổ chức.
Như vậy, từ các quy định trên có thể hiểu sinh viên khi đang học đại học thì việc đi làm gia sự tại nhà là không trái với quy định pháp luật.