Đại diện Công đoàn được mời tham gia kiểm tra nội dung liên quan trực tiếp đến lợi ích của người lao động hay không?
Đại diện Công đoàn được mời tham gia kiểm tra nội dung liên quan trực tiếp đến lợi ích của người lao động hay không?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:
Tham gia kiểm tra, thanh tra hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp
1. Công đoàn có trách nhiệm tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về công đoàn, lao động, việc làm, tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, an toàn, vệ sinh lao động và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.
2. Khi kiểm tra, thanh tra nội dung liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức Công đoàn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm mời đại diện Công đoàn tham gia.
3. Khi tham gia kiểm tra, thanh tra, đại diện Công đoàn có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo các quy định của pháp luật có liên quan và các quyền, trách nhiệm sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra;
b) Kiến nghị biện pháp ngăn ngừa, sửa chữa, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động trong trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố có hại hoặc yếu tố nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng người lao động.
Theo đó, khi kiểm tra, thanh tra nội dung liên quan trực tiếp đến lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm mời đại diện Công đoàn tham gia.
Đại diện Công đoàn được mời tham gia kiểm tra nội dung liên quan trực tiếp đến lợi ích của người lao động hay không? (Hình từ Internet)
Công đoàn tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động như thế nào?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:
Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động
1. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn, người lao động, Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các quy định khác của Công đoàn.
2. Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong làm việc, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, thực hiện bình đẳng giới, phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, không kỳ thị, phân biệt đối xử.
3. Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công tác, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và vi phạm pháp luật do chủ tịch công đoàn các cấp và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp phát động.
Theo đó, công đoàn tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động như sau:
- Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn, người lao động, Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các quy định khác của Công đoàn.
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong làm việc, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, thực hiện bình đẳng giới, phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, không kỳ thị, phân biệt đối xử.
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công tác, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và vi phạm pháp luật do chủ tịch công đoàn các cấp và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp phát động.
Ở nơi chưa có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, Công đoàn có quyền, trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 20 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:
Quyền, trách nhiệm của Công đoàn đối với người lao động ở nơi chưa có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Ở nơi chưa có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, Công đoàn có quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi được người lao động ở đó yêu cầu hoặc khi phát hiện người sử dụng lao động có dấu hiệu xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo đó, ở nơi chưa có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, Công đoàn có quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi được người lao động ở đó yêu cầu hoặc khi phát hiện người sử dụng lao động có dấu hiệu xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, trừ trường hợp tổ chức đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.