Đã có sự điều chỉnh lương giáo viên làm việc tại cơ sở giáo dục công lập trong bảng lương mới, cụ thể ra sao?
Điều chỉnh lương giáo viên trong bảng lương mới ra sao?
Theo tinh thần tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cải cách tiền lương đối với khu vực công, lương giáo viên sẽ được tính theo bảng lương mới với cơ cấu tính lương mới hoàn toàn.
Theo đó, cơ cấu tính lương theo bảng lương mới bao gồm: lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Ngoài ra còn có các khoản bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Tuy nhiên, tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Kết luận 83-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị đã nêu rõ:
2. Về nội dung cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW
...
2.2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
Việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện; đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để trình Trung ương xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
...
Vì vậy, hiện tại giáo viên chưa được nhận lương dựa trên bảng lương mới theo vị trí việc làm, cho nên việc tính lương giáo viên vẫn sẽ dựa trên mức lương cơ sở.
* Từ ngày 01/7/2023 đến trước ngày 01/7/2024:
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP (Văn bản hết hiệu lực từ ngày 01/7/2024), mức lương cơ sở được quy định là 1,8 triệu đồng.
Theo đó, công thức tính lương giáo viên như sau (điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV hết hiệu lực từ ngày 05/7/2024):
Mức lương được nhận = 1,8 triệu x Hệ số hiện hưởng
* Từ 01/7/2024:
Theo Kết luận 83-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị đã nâng mức lương cơ sở lên thành 2,34 triệu từ ngày 01/7/2024.
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, từ 01/7/2024 sẽ chính thức áp dụng mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng.
Do đó, mức lương giáo viên được nhận từ ngày 01/7/2024 cũng có sự điều chỉnh lớn, cụ thể mức lương giáo viên được nhận sẽ tính theo công thức sau (điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV):
Mức lương được nhận = 2,34 triệu x Hệ số hiện hưởng
Đây được cho là mức tăng kỷ lục trong lịch sử của nước ta từ trước đến nay trong khu vực công.
So với trước đây, bảng lương mới từ ngày 01/7/2024 đã có sự thay đổi lớn khi tăng 30% mức lương cơ sở, từ đó kéo theo mức lương được nhận của giáo viên cũng sẽ tăng thêm 30%.
Việc tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước không chỉ giúp cải thiện đời sống của họ mà còn tạo động lực cho họ làm việc, nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng phục vụ nhân dân.
>>> Xem chi tiết toàn bộ bảng lương của giáo viên: Tại đây
Mới: Sau năm 2026, chốt tăng mức lương cơ sở hay công bố bảng lương mới?
Từ 2025, chính thức tăng lương hưu cho người lao động?
Đã có sự điều chỉnh lương giáo viên làm việc tại cơ sở giáo dục công lập trong bảng lương mới, cụ thể ra sao?
Khi nào áp dụng bảng lương theo vị trí việc làm?
Theo Kết luận 83-KL/TW năm 2024, dự kiến sau năm 2026, bảng lương mới của giáo viên sẽ được trình cho Trung ương xem xét sau khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Như vậy, sau năm 2026, nếu bảng lương mới theo vị trí việc làm được thông qua, mức lương của giáo viên sẽ một lần nữa được điều chỉnh.
Việc sắp xếp lại các chế độ phụ cấp trong khu vực công theo Nghị quyết 27-NQ/TW thực hiện thế nào?
Theo điểm d tiểu mục 3.1 Mục 3 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 việc sắp xếp lại các chế độ phụ cấp trong khu vực công được thực hiện như sau:
- Tiếp tục áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu).
- Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
- Quy định mới chế độ phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính đối với cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.
- Thực hiện nhất quán khoán quỹ phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố trên tỉ lệ chi thường xuyên của Uỷ ban nhân dân cấp xã; đồng thời, quy định số lượng tối đa những người hoạt động không chuyên trách theo từng loại hình cấp xã, thôn, tổ dân phố. Trên cơ sở đó, Uỷ ban nhân dân cấp xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể chức danh được hưởng phụ cấp theo hướng một chức danh có thể đảm nhiệm nhiều công việc nhưng phải bảo đảm chất lượng, hiệu quả công việc được giao.
Như vậy, việc sắp xếp lại các chế độ phụ cấp sẽ được thực hiện theo các quy định trên.
Sự thay đổi này không chỉ nhằm nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý nhân sự trong khu vực công, đảm bảo hiệu quả công tác và chất lượng phục vụ.
Qua đó, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 hướng tới việc xây dựng một hệ thống phụ cấp công bằng, minh bạch và phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.