Đã có bảng phân công nhiệm vụ triển khai cải cách tiền lương 2025 theo Kết luận 83, cụ thể ra sao?
Đã có bảng phân công nhiệm vụ triển khai cải cách tiền lương 2025, cụ thể ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị đã nêu rõ: yêu cầu đối với Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, trong đó sẽ phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Nắm được quy định trên, Chính phủ đã ban hành Quyết định 918/QĐ-TTg năm 2024 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 83-KL/TW và Nghị quyết 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội, trong đó có yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 918/QĐ-TTg năm 2024 đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả.
Theo đó, bảng phân công nhiệm vụ cụ thể hóa Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 918/QĐ-TTg năm 2024, như sau:
Xem chi tiết bảng phân công nhiệm: TẢI VỀ
Xem thêm:
>> Bộ Nội vụ phải ban hành triển khai thực hiện danh mục vị trí việc làm vào năm 2025
Đã có bảng phân công nhiệm vụ triển khai cải cách tiền lương 2025 theo Kết luận 83, cụ thể ra sao?
Theo Nghị quyết 27 chính sách tiền lương trong khu vực công còn những hạn chế nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, bên cạnh kết quả đạt được, chính sách tiền lương vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập:
- Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.
- Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương.
- Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ.
- Chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Bảng lương mới khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 sẽ được thiết kế dựa trên các yếu tố nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định thì 05 bảng lương mới được thiết kế dựa trên các yếu tố sau:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.