CV là viết tắt của từ gì? Mẫu CV xin việc đơn giản có dạng như thế nào?

CV là một tài liệu quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm, vậy CV là viết tắt của từ gì? Mẫu CV xin việc đơn giản có dạng như nào?

CV là viết tắt của từ gì?

CV là viết tắt của từ "Curriculum Vitae," một thuật ngữ Latin có nghĩa là "hành trình cuộc đời. CV là một tài liệu quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm, giúp người ứng tuyển trình bày chi tiết về quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và các thành tựu cá nhân.

Việc viết CV đòi hỏi sự cẩn thận và chi tiết, bởi vì đây là cơ hội đầu tiên để ứng viên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Một CV tốt không chỉ liệt kê các thông tin cơ bản mà còn phải thể hiện được sự chuyên nghiệp, sáng tạo và khả năng giao tiếp của người viết.

Tóm lại, CV là một công cụ quan trọng trong quá trình tìm việc, giúp ứng viên trình bày rõ ràng và thuyết phục về năng lực và kinh nghiệm của mình, từ đó tăng cơ hội được mời phỏng vấn và nhận việc.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

CV là viết tắt của từ gì?

CV là viết tắt của từ gì? Mẫu CV xin việc đơn giản có dạng như nào?

Mẫu CV xin việc đơn giản có dạng như thế nào?

Một CV thường bao gồm các phần chính như thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên môn, và các hoạt động ngoại khóa hoặc dự án cá nhân. Mục tiêu của CV là cung cấp cho nhà tuyển dụng một cái nhìn tổng quan về năng lực và tiềm năng của ứng viên, từ đó giúp họ đánh giá xem ứng viên có phù hợp với vị trí công việc đang tuyển dụng hay không.

Hiện nay Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan chưa có quy định cụ thể về mẫu CV xin việc, mà CV sẽ được thiết kế phụ thuộc vào vị trí, nhu cầu, yêu cầu của người đi xin việc và nhà tuyển dụng.

Dưới đây là mẫu CV xin việc đơn giản mà người đi xin việc có thể tham khảo:

Tải mẫu CV xin việc đơn giản số 1: Tại đây

Tải mẫu CV xin việc đơn giản số 2: Tại đây

Người lao động có phải công chứng CV xin việc không?

Tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
...

Căn cứ khoản 1, 2, 3, 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các loại chứng thực như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
4. “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
...

Theo đó, CV xin việc là loại tài liệu không cần phải công chứng, chứng thực.

Mặc dù là loại giấy tờ không bắt buộc và cần thiết phải công chứng, chứng thực trong hồ sơ xin việc nhưng trong cách viết CV để các thông tin trong đó được đảm bảo tính tin cậy cao thì ứng viên cần phải trung thực, thật thà về việc cung cấp nội dung về học vấn, cách ghi kinh nghiệm làm việc trong CV,...

Pháp luật bảo hộ như thế nào về quyền làm việc của người lao động?

Tại điểm a khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
...

Theo đó, người lao động được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Đồng thời, người sử dụng lao động cũng không được phép ép buộc người lao động làm những công việc họ không tự nguyện làm.

Trong quá trình làm việc, nếu người sử dụng lao động không bố trí nơi làm việc như trong hợp đồng lao động, thay đổi nơi làm việc không không phù hợp, người lao động cũng có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào