Cục Quản lý lao động ngoài nước có vị trí và chức năng như thế nào? Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước là công chức hay viên chức?
- Cục Quản lý lao động ngoài nước có vị trí và chức năng như thế nào?
- Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước là công chức hay viên chức?
- Phó Cục trưởng được nhận phụ cấp chức vụ với hệ số phụ cấp là bao nhiêu?
- Trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc tại Cục Quản lý lao động ngoài nước có phải của Phó Cục trưởng không?
- Được bố trí tối đa bao nhiêu Phó Cục trưởng trong Cục Quản lý lao động ngoài nước?
Cục Quản lý lao động ngoài nước có vị trí và chức năng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 398/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 quy định:
Vị trí và chức năng
Cục Quản lý lao động ngoài nước là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Cục Quản lý lao động ngoài nước có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Department of Overseas Labour, viết tắt là DOLAB.
Như vậy, Cục Quản lý lao động ngoài nước có vị trí là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Department of Overseas Labour, viết tắt là DOLAB.
Theo đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước có chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực sau:
- Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Cục Quản lý lao động ngoài nước có vị trí và chức năng như thế nào? Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước là công chức hay viên chức?
Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước là công chức hay viên chức?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định:
Công chức trong Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập
1. Thứ trưởng và người giữ chức danh, chức vụ tương đương; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, vụ, thanh tra và tổ chức khác không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.
2. Tổng cục trưởng và tương đương, Phó Tổng cục trưởng và tương đương, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, vụ, thanh tra thuộc Tổng cục và tương đương.
3. Cục trưởng, Phó Cục trưởng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, phòng, thanh tra, chi cục thuộc Cục.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, vì Cục Quản lý lao động ngoài nước là là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nên theo quy định trên, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước được xác định là công chức.
Phó Cục trưởng được nhận phụ cấp chức vụ với hệ số phụ cấp là bao nhiêu?
Căn cứ Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước quy định tại tiểu mục 4 Mục I ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 117/2016/NĐ-CP quy định như sau:
STT | Chức danh lãnh đạo | Hệ số |
1 | Cục trưởng thuộc Bộ | 1,00 |
2 | Phó Cục trưởng thuộc Bộ | 0,80 |
3 | Trưởng phòng (Ban) và tổ chức tương đương | 0,60 |
4 | Phó trưởng phòng (Ban) và tổ chức tương đương | 0,40 |
Chiếu theo bảng trên, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động nước ngoài được nhận phụ cấp chức vụ với hệ số phụ cấp là 0,8.
Theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2024 được áp dụng với mức 2.340.000 đồng/tháng.
Như vậy, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ được nhận mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo là: 1.872.000 đồng/tháng.
Trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc tại Cục Quản lý lao động ngoài nước có phải của Phó Cục trưởng không?
Liên quan đến vấn đề này, Điều 4 Quyết định 398/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 có quy định như sau:
Điều 4. Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc và mối quan hệ công tác của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng và văn phòng thuộc Cục; quản lý, sắp xếp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho công chức, người lao động trong Cục để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Như vậy, theo quy định, việc ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc và mối quan hệ công tác của Cục Quản lý lao động ngoài nước là trách nhiệm của Cục trưởng.
Được bố trí tối đa bao nhiêu Phó Cục trưởng trong Cục Quản lý lao động ngoài nước?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 398/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 quy định:
Cơ cấu tổ chức
1. Cục Quản lý lao động ngoài nước có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
2. Các phòng chức năng:
a) Phòng Đài Loan, Âu, Mỹ;
b) Phòng Hàn Quốc, Tây Á, Châu Phi;
c) Phòng Nhật Bản, Đông Nam Á;
d) Phòng Pháp chế - Tổng hợp;
đ) Phòng Thanh tra;
e) Văn phòng.
Chiếu theo quy định trên, người đứng đầu Cục Quản lý lao động ngoài nước có Cục trưởng và được hỗ trợ bởi không quá 03 Phó Cục trưởng.
Như vậy, trong Cục Quản lý lao động ngoài nước được bố trí tối đa 03 Phó Cục trưởng.