Cửa sàn làm việc của sàn thao tác treo phải đáp ứng yêu cầu gì?

Quy định về kỹ thuật đối với sàn làm việc của sàn thao tác treo như thế nào? Cửa sàn làm việc của sàn thao tác treo phải đáp ứng yêu cầu gì? Câu hỏi của anh H.N (Hưng Yên).

Quy định về kỹ thuật đối với sàn làm việc của sàn thao tác treo như thế nào?

Tại tiểu mục 2.2.1 Mục 2 QCVN 12:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:

2. Quy định về kỹ thuật
2.2.1. Yêu cầu đối với sàn làm việc
2.2.1.1. Kích thước của sàn làm việc phải phù hợp với số người được phép làm việc trên sàn và các dụng cụ, vật liệu mang theo. Chiều rộng của sàn làm việc không nhỏ hơn 0,5m. Diện tích làm việc của sàn thao tác treo không nhỏ hơn 0,25m2/người.
2.2.1.2. Mặt thao tác của sàn làm việc phải là mặt chống trượt được gắn chặt vào mặt sàn và chỉ có thể gỡ bỏ khi thật sự cần thiết.
2.2.1.3. Bất kỳ lỗ hổng nào trên mặt sàn thao tác phải có kích thước sao cho có thể ngăn ngừa các khối cầu có đường kính 15mm lọt qua. Phải thiết kế hệ thống thoát nước thích hợp để chống nước đọng trên mặt sàn.
2.2.1.4. Chiều cao của lan can sàn thao tác không được nhỏ hơn 1000mm được tính từ mặt sàn thao tác đến điểm trên cùng của lan can. Khoảng cách giữa thanh bảo vệ của lan can hoặc giữa thanh bảo vệ của lan can với mép trên của tấm chống vật rơi không vượt quá 500mm. Tấm chống vật rơi có chiều cao không thấp hơn 150mm tính từ mặt trên của sàn thao tác.
2.2.1.5. Các phần phía trên mặt sàn và khu vực có người thao tác phải không có các cạnh sắc hoặc phần nhô ra có thể gây chấn thương cho người.
2.2.1.6. Các mối ghép phải được thiết kế để chịu được các tác động sinh ra trong quá trình sử dụng và việc tháo lắp nhiều lần.
2.2.1.7. Các bộ phận nhỏ như chốt móc hoặc kẹp giữ phải được gắn kết với nhau bằng các mối vĩnh cửu.
2.2.1.8. Nếu sử dụng hai hoặc nhiều sàn thao tác, sàn này ở trên các sàn khác, phải có một cửa sập ở sàn phía trên và thang để có thể lên xuống giữa các sàn thao tác. Cửa sập này phải được mở lên trên và không chắn. Khoảng cách tối thiểu giữa hai sàn thao tác là 2m.
Nếu khoảng các giữa hai sàn thao tác lớn hơn 2,5m, phải trang bị chụp bảo vệ cho thang lên xuống tính từ vị trí 2m so với mặt sàn phía dưới.
2.2.1.9. Đối với sàn làm việc ở trạng thái nghiêng
2.2.1.9.1. Sàn làm việc phải được trang bị các con lăn để lăn trên mặt phẳng nghiêng. Số lượng và vị trí của các con lăn phải phù hợp với tổng lực lớn nhất mà sàn làm việc có thể chịu được, số lượng và vị trí của của các con lăn ở vị trí để sàn làm việc luôn ổn định.
2.2.1.9.2. Sàn thao tác phải được thiết kế để luôn nằm ngang trong dung sai 8o trong mặt phẳng ngang và dọc khi sàn làm việc chạy trên mặt phẳng nghiêng.
2.2.1.9.3. Hệ thống tời nâng và các bộ cuốn cáp liên quan phải được thiết kế để cáp treo và cáp dự phòng không bị trùng. Nếu các cáp bị chùng, việc hạ xuống phải được tự động dừng lại.
2.2.1.9.4. Sàn làm việc trên cao dạng treo phải được trang bị các biện pháp thoát hiểm cho người vận hành trong trường hợp mất điện.
2.2.1.9.5. Tính toán độ ổn định cho thiết bị treo phải chú ý đến giá trị và hướng của lực tác động bởi sàn làm việc.
...

Theo đó, sàn làm việc của sàn thao tác treo phải đáp ứng các quy định về kỹ thuật theo nội dung nêu trên.

Cửa sàn làm việc

Cửa sàn làm việc của sàn thao tác treo phải đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ Internet)

Cửa sàn làm việc của sàn thao tác treo phải đáp ứng yêu cầu gì?

Tại tiểu mục 2.2.2 Mục 2 QCVN 12:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:

2. Quy định về kỹ thuật
...
2.2.2. Yêu cầu đối với cửa sàn làm việc
2.2.2.1. Các cửa sàn không được mở ra ngoài.
2.2.2.2. Cửa sàn làm việc phải được chế tạo để có thể tự động đóng lại và giữ chặt ở vị trí cố định. Cửa chỉ mở trong trường hợp cần thiết và phải đảm bảo an toàn.
...

Theo đó, cửa sàn làm việc của sàn thao tác treo phải đáp ứng 02 yêu cầu sau:

- Các cửa sàn không được mở ra ngoài.

- Cửa sàn làm việc phải được chế tạo để có thể tự động đóng lại và giữ chặt ở vị trí cố định. Cửa chỉ mở trong trường hợp cần thiết và phải đảm bảo an toàn.

Việc hạ thấp sàn làm việc thủ công phải có chế độ gì?

Tại tiểu mục 2.2.4.4.4 Mục 2 QCVN 12:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:

2. Quy định về kỹ thuật
...
2.2.4.4.4. Việc hạ thấp sàn làm việc thủ công phải có chế độ "giữ để chạy".
2.2.4.4.5. Việc hạ xuống khi không có nguồn cấp của hệ thống tời nâng có hai truyền động độc lập phải được thiết kế để đảm bảo góc nghiêng của sàn làm việc không quá 14o.
2.2.4.4.6. Nếu hệ thống hạ xuống khi không có nguồn cấp sử dụng tay quay thủ công, phải cung cấp các biện pháp để ngăn cản bất kỳ bộ phận nào của cơ thể bị mắc kẹt (khóa liên động điện, cắt điện khi sử dụng tay quay thủ công).
2.2.4.4.7. Sàn thao tác treo phải được trang bị cơ cấu phát hiện quá tải để tránh sự nguy hiểm cho người và gây hư hỏng cho máy móc khi xảy ra quá tải. Cơ cấu này sẽ phát hiện tải trọng của người, thiết bị và vật tư trên sàn làm việc.
...

Theo đó, việc hạ thấp sàn làm việc thủ công phải có chế độ "giữ để chạy".

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào