Công việc của phó Cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam là làm những gì?
Khung năng lực của vị trí phó Cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam là gì?
Căn cứ theo Phụ lục I Bản mô tả vị trí việc làm, khung năng lực, ngạch công chức của từng vị trí việc làm ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 có quy định về khung năng lực dành cho vị trí phó Cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam như sau:
- Năng lực chung: Trách nhiệm cao với công việc được giao, gương mẫu trong thực hiện; đề xuất điều chỉnh thủ tục, quy trình làm việc… kịp thời để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cơ quan, đơn vị; phân tích, đánh giá, đề xuất chính sách phù hợp với chiến lược, định hướng dài hạn của cơ quan, đơn vị; giao tiếp tốt với trong nội bộ cơ quan, đơn vị Cục; tìm kiếm cơ hội xây dựng và mở rộng mạng lưới quan hệ; trao đổi, giải thích được những thông tin phức tạp;
- Năng lực quản lý: Xây dựng được mục tiêu, định hướng dịch vụ cho của mảng lĩnh vực phụ trách; chủ động chuẩn bị và thực hiện tiến trình thay đổi trong mảng lĩnh vực phụ trách; ra quyết định khó, phức tạp thuộc quyền hạn, chức năng của cơ quan, đơn vị thuộc Cục; quản lý, phát huy được nguồn lực của cơ quan, đơn vị thuộc Cục; thúc đẩy học tập liên tục và phát triển.
- Năng lực chuyên môn: Chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các văn bản thuộc phạm vi quản lý của Cục HKVN; chủ trì tổ chức kiểm tra, phân tích đánh giá, báo cáo tổng kết việc thực hiện các văn bản thuộc phạm vi quản lý theo nhiệm vụ được Cục trưởng Cục HKVN phân công; đề xuất chủ trương, biện pháp uốn nắn, điều chỉnh.
Như vậy để đảm nhiệm được vị trí lãnh đạo, quản lý này, công chức cần đảm bảo phải đáp ứng được khung năng lực như trên.
Vị trí lãnh đạo ngành Hàng không Việt Nam (Hình từ Internet)
Công việc của phó Cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam là làm những gì?
Căn cứ theo Phụ lục I Bản mô tả vị trí việc làm, khung năng lực, ngạch công chức của từng vị trí việc làm ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 có mô tả về công việc cho vị trí phó Cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam như sau:
1. Giúp việc Cục trưởng, trực tiếp chỉ đạo và thực hiện một số nhiệm vụ theo phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và pháp
luật về phần việc được phân công, cụ thể:
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác định kỳ của mảng công việc được phân công phụ trách; tham gia xử lý các công việc quản lý đột xuất (trong phạm vi được giao) và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Cục trưởng, Lãnh đạo Bộ đối với những việc vượt quá phạm vi chức trách; tham gia kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công việc của Cục; điều hành Cục khi được Cục trưởng ủy quyền hoặc được Lãnh đạo Bộ giao.
3. Tham gia các Hội đồng, Ban chỉ đạo theo phân công cụ thể của Cục trưởng;
4. Định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo tình hình hoạt động của Cục với Lãnh đạo Bộ (theo phân công, hoặc ủy quyền); tham dự các cuộc họp theo quy chế làm việc của Bộ, Cục hoặc theo phân công của Lãnh đạo Bộ, Cục trưởng.
5. Đảm nhiệm công việc của 1 vị trí việc làm nghiệp vụ tương ứng ngạch công chức chuyên viên cao cấp của Cục.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng, Lãnh đạo Bộ giao.
Có thể thấy Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam là một chức danh quan trọng trong cơ cấu tổ chức của Cục Hàng không Việt Nam, được phân công trách nhiệm giám sát, quản lý và điều hành các hoạt động của đơn vị theo chỉ đạo của cấp trên.
Các yêu cầu khác đối với vị trí phó Cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam là gì?
Bên cạnh trình độ đào tạo và khung năng lực, để đảm nhiệm được vị trí này công chức cần phải đáp ứng thêm được các yêu cầu khác được quy định tại Phụ lục I Bản mô tả vị trí việc làm, khung năng lực, ngạch công chức của từng vị trí việc làm ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 như sau:
- Đảm bảo các yêu cầu, điều kiện đối với chức danh Phó Cục trưởng theo quy định.
- Có trình độ quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương hoặc chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương (sau khi được bổ nhiệm).
- Có kỹ năng sử dụng trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ phù hợp với tiêu chuẩn, chức danh bổ nhiệm Phó Cục trưởng.
- Kinh nghiệm: Đã đảm nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở một trong các chức vụ: Trưởng phòng và tương đương, Phó trưởng phòng và tương đương thuộc Cục hoặc đã có thời gian công tác trong ngành, lĩnh vực từ đủ 05 năm trở lên, trong đó 03 năm liên tục gần nhất được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Như vậy, có thể thấy rằng Phó Cục trưởng Cục Hàng Không Việt Nam góp phần quan trọng vào sự xây dựng, phát triển cho ngành hàng không Việt Nam bằng cách giám sát và quản lý hoạt động hàng không trong nước, bảo đảm an toàn và chất lượng dịch vụ hàng không. Chính vì vậy mà vị trí này đòi hỏi những yêu cầu khá cao về trình độ, năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng,...