Công thức tính lương hưu khi tăng lương hưu kể từ ngày 01/7/2023?
Những đối tượng nào sẽ được điều chỉnh tăng lương hưu?
Căn cứ Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm h và điểm i khoản 1 Điều 1 Nghị định số 42/2023/NĐ-CP hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước ngày 01 tháng 7 năm 2023.
2. Các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định số 42/2023/NĐ-CP nghỉ việc hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 (bao gồm những người đã nghỉ hưởng trợ cấp mất sức lao động trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, sau đó được tiếp tục hưởng trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng và Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hằng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động) sau khi thực hiện điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này mà có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng dưới 3.000.000 đồng/tháng.
Như vậy, đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng bao gồm:
- Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia BHXH tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ BHXH nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định 41/2009/QĐ-TTg); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng;
- Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP, Nghị định 34/2019/NĐ-CP, Nghị định 121/2003/NĐ-CP và Nghị định 09/1998/NĐ-CP;
- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
- Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định 613/QĐ-TTg năm 2010;
- Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 206-CP năm 1979;
- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
- Người đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.
Công thức tính lương hưu khi tăng lương hưu kể từ ngày 01/7/2023? (Hình từ Internet)
Công thức tính lương hưu khi tăng lương hưu kể từ ngày 01/7/2023?
Ngày 29/6/2023, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 06/2023/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, cụ thể như sau:
- Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2023 đối với các đối tượng quy định điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP, cụ thể:
- Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2023 đối với các đối tượng quy định được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP, cụ thể:
- Đối với người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng dưới 2.700.000 đồng/tháng:
- Đối với người có mức lương hưu, trợ bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ 2.700.000 đồng/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/tháng:
Lưu ý: Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định này là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng ở những lần điều chỉnh tiếp theo.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 14/8/2023. Các quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01/7/2023.
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP) quy định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, mức lương hưu hằng tháng của người lao động hiện nay được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- Đối với lao động nam tham gia BHXH đủ 20 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.
- Đối với lao động nữ tham gia BHXH đủ 15 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.
Lưu ý:
- Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì ngoài lương hưu, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần.
- Đối với cả lao động nam và lao động nữ, nếu nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định thì giảm 2%.