Công đoàn viên kết hôn với người cùng công ty thì công đoàn mừng cưới cả 2 người hay chỉ mừng cưới cho 1 người?
- Công đoàn viên kết hôn với người cùng công ty thì công đoàn mừng cưới cả 2 người hay chỉ mừng cưới cho 1 người?
- Tiền công đoàn mừng cưới có chịu thuế TNCN không?
- Mức chi tiền mừng cưới của công đoàn hiện nay là bao nhiêu?
- Nguyên tắc về thu, chi, quản lý tài chính, tài sản tại công đoàn cơ sở được quy định thế nào?
Công đoàn viên kết hôn với người cùng công ty thì công đoàn mừng cưới cả 2 người hay chỉ mừng cưới cho 1 người?
Theo khoản 1.3 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định:
Chi tài chính tại công đoàn cơ sở
...
1.3. Chi thăm hỏi, trợ cấp.
a) Chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn.
- Chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn ốm đau, thai sản, tai nạn, gia đình có việc hiếu (cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng; vợ; chồng; con) và việc hỉ, việc hiếu của đoàn viên công đoàn.
- Chi thăm hỏi, tặng quà cho đoàn viên nhân dịp lễ, tết...; ngày thành lập tổ chức Công đoàn 28/7; tặng quà sinh nhật cho đoàn viên công đoàn; tặng quà cho cán bộ công đoàn khi thôi không tham gia ban chấp hành công đoàn cơ sở.
b) Chi trợ cấp đoàn viên công đoàn và người lao động.
Chi trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động gặp khó khăn do tai nạn lao động, tai nạn do rủi ro, bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, mắc bệnh hiểm nghèo, ảnh hưởng chất độc màu da cam gây tổn thất về sức khỏe hoặc tài sản.
Mức chi thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và đối tượng không phải là đoàn viên công đoàn do công đoàn cơ sở quy định.
...
Chiếu theo quy định trên, công đoàn viên kết hôn sẽ được công đoàn chi thăm hỏi. Mức chi này tính theo đoàn viên công đoàn nên công đoàn sẽ mừng cưới cho cả 2 người.
Như vậy, công đoàn viên kết hôn với người cùng công ty thì công đoàn sẽ mừng cưới cho cả 2 người.
Công đoàn viên kết hôn với người cùng công ty thì công đoàn mừng cưới cả 2 người hay chỉ mừng cưới cho 1 người?
Tiền công đoàn mừng cưới có chịu thuế TNCN không?
Theo Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì tiền mừng cưới công đoàn không nằm trong các khoản thu nhập chịu thuế.
Đồng thời, khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC được bổ sung bởi khoản 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định:
Thu nhập từ tiền lương, tiền công
...
g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
...
g.10) Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp”
...
Như vậy, khoản tiền nhận được do công đoàn mừng cưới phù hợp với quy định thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Mức chi tiền mừng cưới của công đoàn hiện nay là bao nhiêu?
Theo khoản 2 Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về phân bổ nguồn thu đoàn phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng cho các khoản, mục chi sau:
Nguồn tài chính công đoàn cơ sở được sử dụng và phân bổ cho các khoản mục chi
...
2. Phân bổ nguồn thu đoàn phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng cho các khoản, mục chi sau:
2.1. Chi lương, phụ cấp cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp cán bộ công đoàn tối đa 45% nguồn thu đoàn phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng. Trong trường hợp thiếu, công đoàn cơ sở phải xem xét giảm đối tượng, mức chi phụ cấp cán bộ công đoàn cho phù hợp với nguồn tài chính được phân bổ.
2.2. Chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn tối thiểu 40% nguồn thu đoàn phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng.
2.3. Chi khác tối đa 15% nguồn thu đoàn phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng.
...
Như vậy, hiện nay không quy định mức chi tiền mừng cưới công đoàn cụ thể là bao nhiêu nhưng có quy định chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn tối thiểu 40% nguồn thu đoàn phí công đoàn mà cơ sở được sử dụng. Theo đó, trong khoản chi thăm hỏi này đã bao gồm cả ốm đau, thai sản, tai nạn, gia đình có việc hiếu (cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng; vợ; chồng; con), việc hỉ, việc hiếu,...)
Nguyên tắc về thu, chi, quản lý tài chính, tài sản tại công đoàn cơ sở được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định ban hành kèm theo trong Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định:
Nguyên tắc về thu, chi, quản lý tài chính, tài sản tại công đoàn cơ sở
1. Tài chính tại công đoàn cơ sở là một bộ phận của tài chính công đoàn, được sử dụng cho hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công đoàn cơ sở theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
2. Căn cứ chế độ chi tiêu tài chính của Nhà nước, của Tổng Liên đoàn, nguồn tài chính công đoàn cơ sở được sử dụng và thực tế hoạt động công đoàn tại đơn vị, ban chấp hành công đoàn cơ sở ban hành Quy chế thu, chi, quản lý tài chính, tài sản công đoàn nội bộ để thực hiện.
3. Công đoàn cơ sở phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu theo phân cấp của Tổng Liên đoàn. Chi đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, thực hiện chế độ quản lý tài chính theo quy định của Nhà nước và quy định của Tổng Liên đoàn.
Như vậy, nguyên tắc về thu, chi, quản lý tài chính, tài sản tại công đoàn cơ sở được quy định như sau:
- Tài chính tại công đoàn cơ sở là một bộ phận của tài chính công đoàn, được sử dụng cho hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công đoàn cơ sở theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Căn cứ chế độ chi tiêu tài chính của Nhà nước, của Tổng Liên đoàn, nguồn tài chính công đoàn cơ sở được sử dụng và thực tế hoạt động công đoàn tại đơn vị, ban chấp hành công đoàn cơ sở ban hành Quy chế thu, chi, quản lý tài chính, tài sản công đoàn nội bộ để thực hiện.
- Công đoàn cơ sở phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu theo phân cấp của Tổng Liên đoàn. Chi đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, thực hiện chế độ quản lý tài chính theo quy định của Nhà nước và quy định của Tổng Liên đoàn.