Công đoàn tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động các nội dung gì?
Công đoàn tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động các nội dung gì?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 43/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động
Công đoàn các cấp có quyền, trách nhiệm tổ chức hoạt động tư vấn cho người lao động các nội dung quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công đoàn và pháp luật khác có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động thông qua hoạt động của các cấp công đoàn.
Theo đó, công đoàn các cấp có quyền, trách nhiệm tổ chức hoạt động tư vấn cho người lao động các nội dung quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công đoàn và pháp luật khác có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động thông qua hoạt động của các cấp công đoàn.
Công đoàn tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động các nội dung gì? (Hình từ Internet)
Có bắt buộc người lao động tham gia công đoàn không?
Căn cứ khoản 1 Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như sau:
Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.
3. Các tổ chức đại diện người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.
Theo đó, người lao động có quyền gia nhập công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn 2012.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 45 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nội dung, hình thức người lao động được quyết định như sau:
Nội dung, hình thức người lao động được quyết định
1. Người lao động được quyết định những nội dung sau:
a) Giao kết, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
b) Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
c) Tham gia hoặc không tham gia đình công theo quy định của pháp luật;
d) Biểu quyết nội dung thương lượng tập thể đã đạt được để ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật;
đ) Nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.
2. Hình thức quyết định của người lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người lao động được quyền quyết định việc gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Tham gia công đoàn được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, tùy vào nhu cầu, mong muốn của người lao động.
Do đó không bắt buộc người lao động phải tham gia công đoàn.
Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở là gì?
Căn cứ Điều 13 Điều lệ công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ 2020 quy định như sau:
Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
1. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
2. Nghiệp đoàn cơ sở tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, theo địa bàn hoặc theo đơn vị sử dụng lao động, được thành lập khi có từ 05 đoàn viên công đoàn hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
...
Theo đó, công đoàn cơ sở được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.