Công chức viên chức trong cơ quan hành chính nhà nước có được thắp hương tại phòng làm việc hay không?
Công chức viên chức trong cơ quan hành chính nhà nước có được thắp hương tại phòng làm việc hay không?
Căn cứ Điều 15 Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 129/2007/QĐ-TTg quy định về phòng làm việc của công chức trong cơ quan hành chính nhà nước như sau:
Phòng làm việc
Phòng làm việc phải có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ và tên, chức danh cán bộ, công chức, viên chức.
Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý.
Không lập bàn thờ, thắp hương, không đun, nấu trong phòng làm việc.
Theo đó, công chức viên chức trong cơ quan hành chính nhà nước không được thắp hương tại phòng làm việc theo quy định của pháp luật.
Công chức viên chức trong cơ quan hành chính nhà nước có được thắp hương tại phòng làm việc hay không?
CCVC khi làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước không được phép thực hiện những hành vi nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 129/2007/QĐ-TTg có quy định như sau:
Các hành vi bị cấm
1. Hút thuốc lá trong phòng làm việc;
2. Sử dụng đồ uống có cồn tại công sở, trừ trường hợp được sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại giao;
3. Quảng cáo thương mại tại công sở.
Như vậy, 3 hành vi bị cấm trong văn hóa công sở tại cơ quan hành chính nhà nước như sau:
+ Hút thuốc lá trong phòng làm việc;
+ Sử dụng đồ uống có cồn tại công sở, trừ trường hợp được sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại giao;
+ Quảng cáo thương mại tại công sở.
Như vậy, cán bộ công chức viên chức khi làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước không được phép thực hiện những hành vi nêu trên nhầm đảm bảo thực hiện đúng với mục đích của văn hoá công sở đã đề ra.
Có bao nhiêu mức độ xác định hành vi vi phạm của CBCCVC?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ hoặc có hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động công vụ bị xử lý kỷ luật về đảng, đoàn thể thì bị xem xét xử lý kỷ luật hành chính2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Theo đó, 04 mức độ của hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể:
- Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.