Công chức viên chức ngành Kiểm sát sử dụng trang phục thường dùng như thế nào?

Công chức viên chức ngành Kiểm sát sử dụng trang phục thường dùng như thế nào? Những trường hợp nào công chức viên chức ngành Kiểm sát không phải sử dụng trang phục theo quy định?

Công chức viên chức ngành Kiểm sát sử dụng trang phục thường dùng như thế nào?

Theo Điều 11 Thông tư 03/2024/TT-VKSTC quy định công chức viên chức trong giờ làm việc hoặc khi thực hiện nhiệm vụ phải sử dụng trang phục ngành Kiểm sát nhân dân đồng bộ, thống nhất như sau:

- Mùa hè: Mặc quần áo xuân hè, áo để ngoài quần, đeo phù hiệu, cấp hiệu, đeo biển tên ở ngực áo bên phải và mang giày, bít tất hoặc dép quai hậu được cấp. Mùa đông: Mặc quần áo thu đông, áo sơ mi phải để trong quần, đeo thắt lưng, thắt cà vạt, đeo phù hiệu, cấp hiệu, đeo biển tên ở ngực áo bên phải và mang giày, bít tất được cấp theo đúng quy định.

- Công chức, viên chức, người lao động công tác tại các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở ra phía Bắc sử dụng trang phục theo mùa: Mặc trang phục xuân hè từ ngày 01 tháng 4 đến hết ngày 31 tháng 10 hàng năm, mặc trang phục thu đông từ ngày 01 tháng 11 năm trước đến hết ngày 31 tháng 3 năm sau. Công chức, viên chức, người lao động các đơn vị từ thành phố Đà Nẵng trở vào các tỉnh phía Nam mặc trang phục xuân hè.

- Trong thời gian giao mùa giữa mùa hè và mùa đông, 15 ngày trước và sau ngày 01/4 và 01/11 hàng năm, việc mặc trang phục thu đông hoặc xuân hè do Thủ trưởng cơ quan quyết định. Ngoài khoảng thời gian nêu trên, những địa phương có thời tiết trong ngày khác nhau, căn cứ dự báo thời tiết của cơ quan khí tượng thủy văn, nếu nhiệt độ trong ngày dưới 20°C thì mặc trang phục thu đông, nếu nhiệt độ từ 20°C trở lên thì mặc trang phục xuân hè; khi sinh hoạt tập trung (tham dự hội nghị, cuộc họp...) việc thống nhất mặc trang phục xuân hè hoặc thu đông do Thủ trưởng cơ quan quyết định.

Công chức viên chức ngành Kiểm sát sử dụng trang phục thường dùng như thế nào?

Công chức viên chức ngành Kiểm sát sử dụng trang phục thường dùng như thế nào? (Hình từ Internet)

Những trường hợp nào công chức viên chức ngành Kiểm sát không phải sử dụng trang phục theo quy định?

Theo Điều 14 Thông tư 03/2024/TT-VKSTC quy định:

Những trường hợp không phải sử dụng trang phục
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong giờ làm việc hoặc khi thực hiện nhiệm vụ không phải sử dụng trang phục:
1. Do yêu cầu công tác, tiếp khách quốc tế, hội thảo quốc tế hoặc tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, xã hội.
2. Nữ công chức, viên chức, người lao động trong thời gian mang thai đến khi sinh con được 12 tháng tuổi, trừ trường hợp khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định phải sử dụng trang phục.
3. Công chức, viên chức, người lao động mới được tuyển dụng, tiếp nhận chưa được cấp trang phục.

Theo đó công chức viên chức ngành Kiểm sát trong giờ làm việc hoặc khi thực hiện nhiệm vụ không phải sử dụng trang phục trong các trường hợp sau:

- Do yêu cầu công tác, tiếp khách quốc tế, hội thảo quốc tế hoặc tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, xã hội.

- Nữ công chức, viên chức trong thời gian mang thai đến khi sinh con được 12 tháng tuổi, trừ trường hợp khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định phải sử dụng trang phục.

- Công chức, viên chức mới được tuyển dụng, tiếp nhận chưa được cấp trang phục.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp mới trang phục cho công chức viên chức ngành Kiểm sát?

Theo Điều 8 Thông tư 03/2024/TT-VKSTC quy định:

Cơ quan, người có thẩm quyền cấp mới, cấp đổi, cấp lại, thu hồi trang phục, Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra hình sự, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp mới, cấp đổi, cấp lại, thu hồi trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động công tác tại Viện kiểm sát nhân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao cấp mới, cấp đổi, cấp lại, thu hồi trang phục đối với công chức, người lao động công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh cấp mới, cấp đổi, cấp lại, thu hồi trang phục đối với công chức, người lao động công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trực thuộc theo quy định.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền:
a) Cấp mới, cấp đổi, cấp lại, thu hồi Giấy chứng minh Kiểm sát viên của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Viện kiểm sát quân sự các cấp, Kiểm sát viên các ngạch theo quy định của pháp luật;
b) Cấp mới, cấp đổi, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận Điều tra hình sự của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên các ngạch và Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương theo quy định của pháp luật;
c) Cấp mới, cấp đổi, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận Kiểm tra viên của Kiểm tra viên các ngạch thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Viện kiểm sát quân sự các cấp theo quy định của pháp luật.

Theo đó Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp mới trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động công tác tại Viện kiểm sát nhân tối cao.

Viện kiểm sát nhân dân cấp cao cấp mới trang phục đối với công chức, người lao động công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;

Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh cấp mới trang phục đối với công chức, người lao động công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trực thuộc theo quy định.

Lưu ý: Thông tư 03/2024/TT-VKSTC có hiệu lực từ 10/12/2024.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào