Công chức viên chức đang làm tại Bộ Công thương phải chú ý những gì khi giao tiếp trên mạng xã hội?

Tôi thắc mắc là những công chức viên chức làm việc ở Bộ Công thương có cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp thông qua mạng xã hội không? Câu hỏi của anh Dũng (Hà Nội).

Công chức viên chức đang làm tại Bộ Công thương phải chú ý những gì khi giao tiếp trên mạng xã hội?

Căn cứ theo Điều 7 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 1239/QĐ-BCT năm 2023 quy định như sau:

Giao tiếp qua điện thoại, thư điện tử công vụ và trên mạng xã hội
1. Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải xưng tên, chức danh, chức vụ, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; âm lượng vừa đủ nghe, không gắt gỏng hay nói trống không, không ngắt điện thoại đột ngột.
2. Quản lý và sử dụng hộp thư điện tử công vụ theo đúng quy định, thực hiện việc gửi, trả lời thư điện tử công vụ kịp thời, lịch sự.
3. Không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ; không sử dụng, lợi dụng mạng xã hội để nói sai sự thật về tổ chức, cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của đơn vị, Bộ, Ngành.
4. Không phát tán, đăng tải, chia sẻ thông tin, hình ảnh mang tính nội bộ của Bộ, Ngành, của đơn vị lên các trang mạng xã hội.
5. Không sử dụng trang thiết bị, điện thoại cơ quan, thư điện tử công vụ để giải quyết việc riêng.

Mạng xã hội đang là một cách thức giao tiếp phổ biến và nhanh chóng. Tuy nhiên để đảm bảo mang đến những thông tin chất lượng, tích cực và hình ảnh tốt. công chức viên chức đang làm tại Bộ Công Thương cần phải đảm bảo quy tắc ứng xử trên không gian mạng theo quy định.

Công chức viên chức đang làm tại Bộ Công thương

Công chức viên chức đang làm tại Bộ Công thương

Khi giao tiếp bên ngoài nơi công cộng, công chức viên chức của Bộ Công thương phải chú ý ra sao?

Căn cứ theo Điều 8 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 1239/QĐ-BCT năm 2023 quy định như sau:

Ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nơi công cộng
1. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và quy định sinh hoạt nơi công cộng.
2. Thể hiện sự văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử, trang phục để người dân tin yêu.
3. Kịp thời thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết các thông tin về hành vi vi phạm pháp luật.
4. Không được vi phạm các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục tại nơi công cộng để bảo đảm sự văn minh, tiến bộ của xã hội.
5. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi tham gia các hoạt động xã hội để tiếp tay hoặc bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật dưới bất kỳ hình thức nào.

Ngoài việc giao tiếp trên mạng xã hội thì công chức viên chức đang làm việc tại Bộ Công thương cần chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và quy định sinh hoạt nơi công cộng.

Mục đích của việc ban hành quy tắc ứng xử của Bộ Công thương là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 1239/QĐ-BCT năm 2023 quy định như sau:

Mục đích
Việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhằm các mục đích sau:
1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, liêm chính, hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ, công vụ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và xã hội; xây dựng nền hành chính phục vụ, minh bạch và hiệu quả.
2. Nâng cao đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; đảm bảo tính chuyên nghiệp, liêm chính, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ.
3. Là cơ sở để giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật, thực thi nhiệm vụ công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quan hệ xã hội liên quan đến việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong công tác phòng, chống tham nhũng.
4. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện văn hóa công vụ; làm căn cứ để các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét trách nhiệm khi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vi phạm các chuẩn mực ứng xử trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội.

Như vậy, việc ban hành quy tắc ứng xử này của Bộ Công thương có mục đích rõ ràng trong việc nâng cao hình ảnh, chất lượng và hiệu quả trong quá trình làm việc của bộ máy.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào