Công chức thuế được mặc thường phục dân sự trong trường hợp nào?

Công chức thuế được mặc thường phục dân sự trong trường hợp nào? Công chức thuế phải quản lý trang phục ra sao?

Thường phục dân sự là gì? Có được xem là Trang phục thuế không?

Tại Điều 2 Quy định về quản lý, sử dụng trang phục và thẻ của ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1054/QĐ-TCT năm 2021 có nêu sau đây:

Giải thích từ ngữ
1. Trang phục thuế Việt Nam (sau đây gọi là Trang phục thuế) theo Quy định của Thủ tướng Chính phủ do Tổng cục Thuế trang bị, cấp phát cho công chức Thuế.
2. Trang phục cho lực lượng bảo vệ cơ quan theo quy định của Bộ Công an do các đơn vị chủ động mua sắm, cấp phát từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị.
3. Trang phục cho người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động Nghị định số 68/2000/NĐ-CP theo quy định của Tổng cục Thuế được Tổng cục Thuế trang bị, cấp phát cho người lao động.
4. Thường phục dân sự: Là các loại trang phục công sở ngoài quy định tại điểm 1, 2, 3 điều này.
5. Thẻ công chức: Là công cụ để nhận biết và xác định vị trí, chức danh của từng công chức trong cơ quan, đơn vị theo quy định tại Quyết định số 06/2008/QĐ-BNV ngày 22/12/2008 của Bộ Nội vụ. Thẻ công chức được cơ quan thuế các cấp phát cho công chức, người lao động trong ngành Thuế theo quy định.

Từ quy định trên, thường phục dân sự có thể hiểu là các loại trang phục công sở ngoài quy định tại điểm 1, 2, 3 Điều 2 Quy định này, cụ thể:

- Trang phục thuế Việt Nam (sau đây gọi là Trang phục thuế) theo Quy định của Thủ tướng Chính phủ do Tổng cục Thuế trang bị, cấp phát cho công chức Thuế.

- Trang phục cho lực lượng bảo vệ cơ quan theo quy định của Bộ Công an do các đơn vị chủ động mua sắm, cấp phát từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị.

- Trang phục cho người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động Nghị định số 68/2000/NĐ-CP theo quy định của Tổng cục Thuế được Tổng cục Thuế trang bị, cấp phát cho người lao động.

Như vậy, thường phục dân sự không phải là Trang phục thuế.

Công chức thuế được mặc thường phục dân sự trong trường hợp nào?

Công chức thuế được mặc thường phục dân sự trong trường hợp nào?

Công chức thuế được mặc thường phục dân sự trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 13 Quy định về quản lý, sử dụng trang phục và thẻ của ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1054/QĐ-TCT năm 2021 có nêu sau đây:

Quy định về mặc thường phục dân sự
1. Một số trường hợp được mặc thường phục dân sự khi thi hành công vụ:
- Thực hiện các công tác của ngành Thuế theo yêu cầu phải giữ bí mật.
- Công chức thuế tham dự các lớp học, tập huấn, khóa đào tạo do ngoài ngành Thuế tổ chức hoặc trong ngành Thuế tổ chức (nếu không có yêu cầu phải mang, mặc Trang phục thuế).
- Công chức thuế là nữ mang thai từ tháng thứ 3 trở đi đến khi sinh con được 6 tháng tuổi.
- Công chức (ngoài ngày quy định mặc trang phục Thuế) tại khoản 2, Điều 4 Quy định này.
- Công chức chưa được cấp trang phục thuế.
2. Khi mặc thường phục dân sự phải đảm bảo theo quy định văn minh văn hóa công sở và đạo đức công chức viên chức của nhà nước, của Bộ Tài chính, của ngành thuế và phù hợp với truyền thống văn hóa của Dân tộc Việt Nam. Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp quy định cụ thể việc mặc thường phục của công chức thuế.

Theo đó, công chức thuế được mặc thường phục dân sự trong trường hợp khi thi hành công vụ sau đây:

- Thực hiện các công tác của ngành Thuế theo yêu cầu phải giữ bí mật.

- Công chức thuế tham dự các lớp học, tập huấn, khóa đào tạo do ngoài ngành Thuế tổ chức hoặc trong ngành Thuế tổ chức (nếu không có yêu cầu phải mang, mặc Trang phục thuế).

- Công chức thuế là nữ mang thai từ tháng thứ 3 trở đi đến khi sinh con được 6 tháng tuổi.

- Công chức (ngoài ngày quy định mặc trang phục Thuế) tại khoản 2 Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1054/QĐ-TCT năm 2021.

- Công chức chưa được cấp trang phục thuế.

Công chức thuế phải quản lý trang phục ra sao?

Theo quy định tại Điều 15 Quy định về quản lý, sử dụng trang phục và thẻ của ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1054/QĐ-TCT năm 2021:

- Thứ nhất, công chức, người lao động hợp đồng khi được cấp trang phục phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn cẩn thận và sử dụng đúng mục đích, đúng quy định.

Nghiêm cấm chuyển trang phục được cấp dưới mọi hình thức (cho, tặng, mượn, đổi, bán, ...) cho tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài ngành Thuế.

- Thứ hai, đơn vị trực tiếp quản lý công chức, người lao động khi thôi việc, chuyển ngành hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm thu hồi phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, mũ kêpi, mũ mềm (nữ) đã cấp.

- Thứ ba, công chức, người lao động khi nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội mà trang phục được cấp chưa hết niên hạn thì không phải thu hồi, nếu đã hết thời hạn mà chưa được cấp phát thì không được cấp phát.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào