Công chức lãnh đạo được bổ nhiệm lại khi đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện nào?

Cho tôi hỏi công chức lãnh đạo được bổ nhiệm lại khi đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện nào? Thủ tục bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của anh Kiên (Hà Nội)

Thời hạn công chức giữ chức vụ lãnh đạo là bao lâu?

Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo của công chức hiện nay được quy định tại Điều 41 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Thời hạn giữ chức vụ
1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được quá hai nhiệm kỳ liên tiếp được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật chuyên ngành.

Như vậy, thời hạn công chức giữ chức vụ lãnh đạo là 05 năm (trừ những trường hợp khác theo pháp luật chuyên ngành sẽ thấp hơn thời hạn này).

Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo được bổ nhiệm lại thì tính từ nhiệm kỳ bổ nhiệm đầu tiên, không được giữ chức vụ lãnh đao quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp.

Công chức lãnh đạo, quản lý được bổ nhiệm lại khi đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện nào?

Công chức lãnh đạo được bổ nhiệm lại khi đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện nào? (Hình từ Internet)

Công chức lãnh đạo được bổ nhiệm lại khi đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện nào?

Căn cứ Điều 50 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo như sau:

Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại
1. Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
2. Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại thời điểm bổ nhiệm lại.
3. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý.
4. Đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
5. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.

Như vậy, công chức lãnh đạo được bổ nhiệm lại khi đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện sau:

- Trong thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo công chức đã hoàn thành nhiệm vụ được giao;

- Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo tại thời điểm bổ nhiệm lại;

- Cơ quan, tổ chức quản lý công chức có nhu cầu về vị trí việc làm lãnh đạo;

- Đảm bảo đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;

- Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ.

Thủ tục bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 52 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo như sau:

Thủ tục bổ nhiệm lại
1. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải ra thông báo thực hiện quy trình xem xét bổ nhiệm lại đối với công chức.
2. Công chức làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ gửi cấp có thẩm quyền bổ nhiệm.
3. Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến về việc bổ nhiệm lại
Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 4 quy trình bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trình tự thực hiện: Công chức được xem xét để bổ nhiệm lại báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ; hội nghị tham gia góp ý kiến và bỏ phiếu tín nhiệm bằng phiếu kín đối với công chức được xem xét bổ nhiệm lại.
Biên bản hội nghị, biên bản kiểm phiếu được gửi lên cấp có thẩm quyền bổ nhiệm. Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này.
4. Tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức thảo luận và biểu quyết nhân sự:
Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 5 quy trình bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trình tự thực hiện:
Phân tích kết quả lấy phiếu ở hội nghị cán bộ chủ chốt. Công chức được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập tham gia hội nghị cán bộ chủ chốt giới thiệu;
Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có);
Lấy ý kiến bằng văn bản của ban thường vụ đảng ủy hoặc đảng ủy cơ quan (những nơi không có ban thường vụ) về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại;
Tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
Ra quyết định bổ nhiệm lại theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định.

Theo đó thủ tục bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo được thực hiện theo quy định trên.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào