Công chức được hưởng phụ cấp độc hại với mức bao nhiêu?

Công chức được hưởng phụ cấp độc hại với mức bao nhiêu? Phụ cấp độc hại mức 2 áp dụng đối với công chức làm việc ở môi trường như thế nào? Câu hỏi của anh T.P (Nghệ An).

Công chức được hưởng phụ cấp độc hại với mức bao nhiêu?

Tại tiểu mục 1 Mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV có quy định như sau:

MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH TÍNH TRẢ PHỤ CẤP
1. Mức phụ cấp:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung. Theo mức lương tối thiểu chung 290.000 đồng/tháng thì các mức tiền phụ cấp độc hại nguy hiểm thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Phụ cấp

Theo đó, tiền phụ cấp độc hại của công chức được chia thành 4 mức. Mỗi mức sẽ tương ứng với mức lương cơ sở của thời điểm làm việc hiện tại.

Hiện tại, mức lương cơ sở của công chức đang ở mức 1,8 triệu đồng/tháng. Do đó, mức hưởng phụ cấp độc hại của công chức sẽ là:

- Đối với mức 01, tương đương với hệ số 0,1 sẽ bằng 180.000 đồng/tháng

- Đối với mức 02, tương đương với hệ số 0,2 sẽ bằng 360.000 đồng/tháng

- Đối với mức 03, tương đương với hệ số 0,3 sẽ bằng 540.000 đồng/tháng

- Đối với mức 04, tương đương với hệ số 0,4 sẽ bằng 720.000 đồng/tháng

Công chức được hưởng phụ cấp độc hại với mức bao nhiêu?

Công chức được hưởng phụ cấp độc hại với mức bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Phụ cấp độc hại mức 2 áp dụng đối với công chức làm việc ở môi trường như thế nào?

Tại tiểu mục 2 Mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV có quy định như sau:

MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH TÍNH TRẢ PHỤ CẤP
...
2. Quy định áp dụng các mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm:
a) Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:
a1) Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.
a2) Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.
a3) Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.
a4) Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
b) Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.
c) Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.
d) Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.

Theo đó, phụ cấp độc hại mức 2 áp dụng đối với công chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:

- Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.

- Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.

- Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.

- Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Phụ cấp độc hại của công chức được trả vào thời điểm nào?

Tại tiểu mục 3 Mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV có quy định như sau:

MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH TÍNH TRẢ PHỤ CẤP
...
3. Cách tính và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp:
a) Cách tính trả phụ cấp:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
b) Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm:
Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị;
Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.

Theo đó, phụ cấp độc hại của công chức được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc.

Phụ cấp độc hại của công chức được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào