Công an nhân dân có phải cán bộ không? Công an được hưởng mức lương là bao nhiêu?
Công an nhân dân có phải cán bộ không?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Luật Công an nhân dân 2018 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Công nhân công an là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, được tuyển dụng vào làm việc trong Công an nhân dân mà không thuộc diện được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ.
Theo đó công nhân công an là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, được tuyển dụng vào làm việc trong Công an nhân dân mà không thuộc diện được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về cán bộ như sau:
Cán bộ, công chức
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
...
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về công chức như sau:
Cán bộ, công chức
...
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Theo đó xác định công an là công chức hay cán bộ như sau:
- Nếu một người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm vào một chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong Công an nhân dân thì có thể xác định đó là cán bộ.
- Nếu người nào được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các ngạch, chức vụ, chức danh trong Công an nhân dân thì có thể được xác định là công chức.
Lưu ý: Trường hợp Công an nhân dân là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an thì không phải là công chức.
Trưởng Công an (áp dụng đối với xã, thị trấn chưa tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân 2018) là công chức (căn cứ điểm a, khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức 2008, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019).
Công an nhân dân có phải cán bộ không? Công an được hưởng mức lương là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Công an nhân dân có bao nhiêu cấp bậc?
Căn cứ Điều 21 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về hệ thống cấp bậc công an nhân dân như sau:
Hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ:
a) Sĩ quan cấp tướng có 04 bậc:
Đại tướng;
Thượng tướng;
Trung tướng;
Thiếu tướng;
b) Sĩ quan cấp tá có 04 bậc:
Đại tá;
Thượng tá;
Trung tá;
Thiếu tá;
c) Sĩ quan cấp úy có 04 bậc:
Đại úy;
Thượng úy;
Trung úy;
Thiếu úy;
d) Hạ sĩ quan có 03 bậc:
Thượng sĩ;
Trung sĩ;
Hạ sĩ.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật:
a) Sĩ quan cấp tá có 03 bậc:
Thượng tá;
Trung tá;
Thiếu tá;
b) Sĩ quan cấp úy có 04 bậc:
Đại úy;
Thượng úy;
Trung úy;
Thiếu úy;
c) Hạ sĩ quan có 03 bậc:
Thượng sĩ;
Trung sĩ;
Hạ sĩ.
3. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ:
a) Hạ sĩ quan nghĩa vụ có 03 bậc:
Thượng sĩ;
Trung sĩ;
Hạ sĩ;
b) Chiến sĩ nghĩa vụ có 02 bậc:
Binh nhất;
Binh nhì.
Theo đó hệ thống cấp bậc công an nhân dân được quy định như trên.
Công an nhân dân được hưởng mức lương theo cấp bậc quân hàm là bao nhiêu?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định như sau:
Các bảng lương; bảng phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ và bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo
Ban hành kèm theo Nghị định này các bảng lương; bảng phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ và bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau:
1. Các bảng lương:
a) Quy định 7 bảng lương sau:
Bảng 1: Bảng lương chuyên gia cao cấp.
Bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn).
Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Bảng 4: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Bảng 5: Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Bảng 6: Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân.
Bảng 7: Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân.
...
Theo đó đối với sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân thì lương theo cấp bậc quân hàm tính theo Mục 1 Bảng 6 (ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP).
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng (căn cứ Nghị định 38/2019/NĐ-CP).
Từ ngày 1/7/2023 sẽ thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1.800.000 đồng/tháng - tương đương tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành (căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15).
Mức lương của công an nhân dân theo cấp bậc quân hàm được tính như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Theo đó mức lương của công an nhân dân theo cấp bậc quân hàm được thể hiện qua bảng dưới đây: