Có sử dụng Huy hiệu Công đoàn trong lễ kết nạp đoàn viên không?
Huy hiệu Công đoàn Việt Nam được cấu tạo như thế nào?
Căn cứ tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định về cấu tạo của huy hiệu Công đoàn Việt Nam như sau:
- Bánh xe răng công nghiệp có 13 răng màu đen không bị che lấp, đặt ở trung tâm quả địa cầu, phía trên bánh xe răng công nghiệp có Quốc kỳ Việt Nam ở chính giữa.
- Thước cặp màu đen đặt bên trong bánh xe răng công nghiệp, trên nền màu xanh da trời.
- Quyển sách màu trắng đặt chính giữa, phía trước, bên dưới bánh xe răng công nghiệp.
- Toàn bộ hình tròn lớn có nền màu vàng kim loại, đường kinh tuyến, vĩ tuyến màu trắng.
- Phía dưới là băng dải lụa cuốn cách điệu màu xanh công nhân, bên trong dải lụa có chữ “CĐVN”.
Huy hiệu Công đoàn Việt Nam được cấu tạo như thế nào? Có sử dụng Huy hiệu Công đoàn trong lễ kết nạp đoàn viên không?
Có sử dụng Huy hiệu Công đoàn trong lễ kết nạp đoàn viên không?
Căn cứ tại tiểu mục 1.2 Mục 1 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 về thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành quy định:
Hướng dẫn sử dụng Huy hiệu Công đoàn Việt Nam
1.1. Huy hiệu Công đoàn Việt Nam (sau đây gọi tắt là Huy hiệu Công đoàn) được sử dụng thống nhất trong hoạt động của công đoàn các cấp, đúng màu sắc, bố cục như Huy hiệu in trên Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn có hướng dẫn riêng về quy chuẩn màu sắc của Huy hiệu Công đoàn.
1.2. Những trường hợp bắt buộc sử dụng Huy hiệu Công đoàn gồm:
a. Đại hội, hội nghị công đoàn các cấp;
b. Lễ kết nạp đoàn viên, lễ thành lập tổ chức công đoàn, lễ kỷ niệm ngày truyền thống của tổ chức Công đoàn Việt Nam;
c. Trụ sở hoặc nơi làm việc của công đoàn các cấp. Trường hợp không có trụ sở thì treo tại phòng làm việc của chủ tịch công đoàn;
d. Văn kiện in thành sách của công đoàn các cấp;
đ. Thẻ đoàn viên công đoàn;
e. Các công trình, sản phẩm, trang phục nhận diện Công đoàn Việt Nam.
Theo đó, những trường hợp bắt buộc sử dụng Huy hiệu Công đoàn Việt Nam gồm:
- Đại hội, hội nghị công đoàn các cấp;
- Lễ kết nạp đoàn viên, lễ thành lập tổ chức công đoàn, lễ kỷ niệm ngày truyền thống của tổ chức Công đoàn Việt Nam;
- Trụ sở hoặc nơi làm việc của công đoàn các cấp. Trường hợp không có trụ sở thì treo tại phòng làm việc của chủ tịch công đoàn;
- Văn kiện in thành sách của công đoàn các cấp;
- Thẻ đoàn viên công đoàn;
- Các công trình, sản phẩm, trang phục nhận diện Công đoàn Việt Nam.
Như vậy, phải sử dụng Huy hiệu Công đoàn trong lễ kết nạp đoàn viên công đoàn.
Cơ quan nào có thẩm quyền kết nạp đoàn viên công đoàn?
Căn cứ tại Điều 3 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 về Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa 12) do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành quy định:
Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam, thẻ đoàn viên và chuyển sinh hoạt công đoàn
1. Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam
a. Người lao động phải có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
b. Ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở xem xét, quyết định công nhận hoặc kết nạp đoàn viên công đoàn.
c. Nơi chưa có tổ chức công đoàn, người lao động nộp đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam thông qua ban vận động thành lập công đoàn cơ sở theo quy định tại Điều 14 Điều lệ này, hoặc nộp đơn cho công đoàn cấp trên để được xem xét gia nhập Công đoàn Việt Nam.
d. Đoàn viên đã ra khỏi tổ chức công đoàn, nếu tiếp tục có nguyện vọng gia nhập Công đoàn Việt Nam thì phải có đơn xin gia nhập lại tổ chức Công đoàn, do công đoàn cấp trên xem xét kết nạp lại.
2. Thẻ đoàn viên
a. Thẻ đoàn viên là sự xác nhận tư cách đoàn viên của tổ chức công đoàn với một cá nhân cụ thể.
b. Người là đoàn viên công đoàn được tổ chức công đoàn phát thẻ đoàn viên để sử dụng trong các hoạt động công đoàn. Người có thẻ đoàn viên được hưởng các quyền và lợi ích theo quy định của các cấp công đoàn.
c. Việc quản lý và sử dụng thẻ thực hiện theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
3. Chuyển sinh hoạt công đoàn
Khi thay đổi nơi làm việc, đoàn viên thông báo với công đoàn cơ sở nơi sinh hoạt hoặc nghiệp đoàn cơ sở nơi đang sinh hoạt về việc chuyển sinh hoạt công đoàn; trình thẻ công đoàn và bày tỏ nguyện vọng sinh hoạt công đoàn đối với ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc nghiệp đoàn cơ sở nơi đến, để được tiếp tục sinh hoạt.
Ban chấp hành công đoàn nơi sinh hoạt cũ của đoàn viên gạch tên và ghi giảm số lượng; ban chấp hành công đoàn nơi sinh hoạt mới bổ sung tên và ghi tăng số lượng.
Theo đó, ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có thẩm quyền kết nạp đoàn viên công đoàn.