Cơ sở sử dụng lao động phải bảo vệ sức khỏe người lao động tiếp xúc với điện từ trường tần số cao ra sao?

Cho tôi hỏi các giải pháp bảo vệ sức khỏe người lao động khi tiếp xúc với điện từ trường tần số cao như thế nào? Câu hỏi của anh N.H.N (An Giang)

Điện từ trường tần số cao là điện từ trường như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21:2016/BYT quy định về Điện từ trường tần số cao - Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG
...
3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Điện từ trường (Electromagnetic): là một dạng vật chất đặc trưng cho tương tác giữa các hạt mang điện, do các hạt mang điện sinh ra và là trường thống nhất của điện trường và từ trường.
3.2. Điện từ trường tần số cao hay tần số radio (High frequency electromagnetic): là điện từ trường có tần số từ 3KHz đến 300GHz.
Độ lớn của điện từ trường tần số cao được đo bằng ba đại lượng chính:
+ E: Cường độ điện trường, đơn vị đo Vôn/mét (V/m)
+ H: Cường độ từ trường, đơn vị đo Ampe/mét (A/m)
+ P: Mật độ dòng năng lượng, đơn vị đo Oát/centimet vuông (W/cm2).
3.3. Cường độ điện trường (Electric field intensity): là độ lớn hiệu dụng của vectơ điện trường (E) xác định bằng lực (F) trên một đơn vị điện tích (q) tại một điểm trong trường, tính bằng vôn trên mét (V/m), nghĩa là:
3.4. Cường độ từ trường (Magnetic field intensity): là độ lớn hiệu dụng của véctơ từ trường.
Cường độ từ trường được ký hiệu là H, đơn vị tính Ampe trên mét (A/m).
3.5. Mật độ dòng năng lượng - P (Energy density): là tỷ số giữa dòng năng lượng (RF) trên một đơn vị diện tích bề mặt (S), tính bằng oát trên centimét vuông (W/cm2).

Như vậy, điện từ trường tần số cao hay tần số radio là điện từ trường có tần số từ 3KHz đến 300GHz.

Cơ sở sử dụng lao động phải bảo vệ sức khỏe người lao động tiếp xúc với điện từ trường tần số cao ra sao?

Cơ sở sử dụng lao động phải bảo vệ sức khỏe người lao động tiếp xúc với điện từ trường tần số cao ra sao? (Hình từ Internet)

Cơ sở sử dụng lao động phải bảo vệ sức khỏe người lao động tiếp xúc với điện từ trường tần số cao ra sao?

Căn cứ Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21:2016/BYT quy định về Điện từ trường tần số cao - Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc như sau:

IV. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
1. Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với điện từ trường tần số cao phải định kỳ đo kiểm tra điện từ trường tần số cao nơi làm việc tối thiểu 1 lần/năm và theo các quy định Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc theo quy định của pháp luật an toàn, vệ sinh lao động.
3. Nếu điện từ trường tần số cao vượt mức giới hạn cho phép, cơ sở sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.

Như vậy, người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc theo quy định của pháp luật an toàn, vệ sinh lao động.

Thiết bị đo điện từ trường tần số cao phải đáp ứng những gì?

Căn cứ Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21:2016/BYT quy định về Điện từ trường tần số cao - Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc như sau:

III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
Phương pháp đo điện từ trường tần số cao thực hiện như sau:
1. Nguyên tắc chung
Đo, đánh giá điện từ trường tần số cao tại các nguồn phát và các vị trí lao động mà người lao động có tiếp xúc.
2. Yêu cầu thiết bị đo
Thiết bị đo phải đáp ứng các quy định của pháp luật về đo lường và các yêu cầu sau:
- Ăng ten máy đo: Sử dụng các loại máy đo có anten bắt được các loại sóng điện từ tần số cao;
- Dải đo: Tối thiểu
+ Cường độ điện trường: 0,1 V/m- 2000V/m
+ Cường độ từ trường: 0,1A/m- 30A/m.
+ Mật độ dòng năng lượng: 0,1 µW/cm2 - 2000 µW/cm2
- Độ nhạy tối thiểu của máy:
+ Cường độ điện trường: 0,01V/m;
+ Cường độ từ trường: 0,01 mA/m;
+ Mật độ dòng năng lượng: 0,01µW/cm2
3. Kỹ thuật đo
- Trước khi đo cần khảo sát để nắm được tần số, công suất của máy phát;
- Xác định vị trí đo: tủ máy phát sóng, các khớp nối cáp dẫn sóng, bàn làm việc, khu vực đi lại;
- Đo ở độ cao 0,5m, 1m, 1,5m cách nền nhà, lấy kết quả trung bình;
- Bật máy, hướng ăng ten của máy vào cực có công xuất phát tối đa và hướng có cường độ trường lớn nhất. Đo trong 6 phút. Ghi kết quả hiển thị trên máy vào biên bản đo hiện trường.

Như vậy, khi thực hiện phương pháp đo điện từ trường tần số cao phải bảo đảm thiết bị đo đáp ứng như sau:

Thiết bị đo phải đáp ứng các quy định của pháp luật về đo lường và các yêu cầu sau:

- Ăng ten máy đo: Sử dụng các loại máy đo có anten bắt được các loại sóng điện từ tần số cao;

- Dải đo: Tối thiểu

+ Cường độ điện trường: 0,1 V/m- 2000V/m

+ Cường độ từ trường: 0,1A/m- 30A/m.

+ Mật độ dòng năng lượng: 0,1 µW/cm2 - 2000 µW/cm2

- Độ nhạy tối thiểu của máy:

+ Cường độ điện trường: 0,01V/m;

+ Cường độ từ trường: 0,01 mA/m;

+ Mật độ dòng năng lượng: 0,01µW/cm2

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào