Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được quyết định mức thu học phí không?
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được quyết định mức thu học phí không?
Căn cứ tại Điều 29 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm c khoản 2 Điều 23 Luật Phí và lệ phí 2015 quy định:
Học phí
1. Học phí là khoản tiền mà người học phải nộp cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp để bù đắp chi phí đào tạo và chi phí tuyển sinh.
2. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, nguyên nhiên vật liệu thực hành, thực tập; khấu hao cơ sở vật chất, thiết bị và các chi phí cần thiết khác cho việc đào tạo.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện được chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí theo quy định đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ toàn diện.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khác xây dựng và quyết định mức thu học phí theo từng chuyên ngành hoặc từng nghề căn cứ vào nội dung, phương pháp xây dựng mức học phí và khung học phí do Chính phủ quy định.
4. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí.
5. Mức thu học phí phải được công bố công khai cùng thời điểm với thông báo tuyển sinh.
6. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chương trình đào tạo chất lượng cao được thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định tiêu chí xác định chương trình đào tạo chất lượng cao; có trách nhiệm quản lý, giám sát mức thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo.
Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được quyết định mức thu học phí không?
Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 15/2019/NĐ-CP quy định:
Thủ tục đăng ký hoạt động và thời hạn hoạt động
1. Thủ tục, hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo Mục 1 và Mục 2 Chương III Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
2. Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm, tính từ ngày quyết định cho phép thành lập.
3. Trong trường hợp cần thiết, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thời gian hoạt động dài hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Theo đó, thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm, tính từ ngày quyết định cho phép thành lập.
Trong trường hợp cần thiết, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thời gian hoạt động dài hơn thời hạn quy định thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức đào tạo đối với các trình độ đào tạo nghề nghiệp thế nào?
Căn cứ tại Điều 23 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục
1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Tổ chức đào tạo đối với các trình độ đào tạo nghề nghiệp theo quy định sau đây:
a) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông;
b) Trường trung cấp tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp;
c) Trường cao đẳng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp.
3. Tổ chức đào tạo thường xuyên theo quy định tại Mục 2 Chương III của Luật này.
4. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh và quản lý người học.
5. Công bố công khai mục tiêu, chương trình đào tạo; điều kiện để bảo đảm chất lượng dạy và học; mức học phí và miễn, giảm học phí; kết quả kiểm định chất lượng đào tạo; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo.
6. Tổ chức giảng dạy, học tập theo mục tiêu, chương trình đào tạo; cấp bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người học; tổ chức cho người học học tập, thực hành và thực tập tại doanh nghiệp thông qua hợp đồng với doanh nghiệp.
...
Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức đào tạo đối với các trình độ đào tạo nghề nghiệp theo quy định sau:
- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông;
- Trường trung cấp tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp;
- Trường cao đẳng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp.