Cơ quan năng lượng quốc tế viết tắt là gì? Chuyển đổi năng lượng có tác động đến việc làm của người lao động hay không?

Hiện nay cơ quan năng lượng quốc tế viết tắt là gì? Chuyển đổi năng lượng có tác động đến việc làm của NLĐ hay không?

Cơ quan năng lượng quốc tế viết tắt là gì?

Cơ quan Năng lượng Quốc tế viết tắt là IEA (International Energy Agency). Đây là một tổ chức tự trị liên chính phủ có trụ sở tại Paris, Pháp, được thành lập vào năm 1974 trong khuôn khổ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

IAEA đặt trụ sở ở Viên, nước Áo (tại Trung tâm quốc tế Viên). 144 quốc gia thành viên của IAEA gửi đại biểu đến dự họp Đại hội đồng (General Conference) hằng năm thường niên để cử ra 35 thành viên vào Ban Thống đốc (Board of Governors). Là một cơ quan hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, Ban Thống đốc họp năm lần trong năm để chuẩn bị những nghị quyết cho Đại hội đồng. Các kỳ họp của Đại hội đồng được tổ chức tại Trung tâm quốc tế Viên.Thêm vào đó, IAEA còn hỗ trợ một trung tâm nghiên cứu có trụ sở tại Trieste,Italia. Trung tâm này đặt dưới quyền quản lý của Tổ chức Giáo dục, khoa học, văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO).

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Cơ quan năng lượng quốc tế viết tắt là gì? Chuyển đổi năng lượng có tác động đến việc làm của người lao động hay không?

Cơ quan năng lượng quốc tế viết tắt là gì? Chuyển đổi năng lượng có tác động đến việc làm của người lao động hay không? (Hình từ Internet)

Chuyển đổi năng lượng có tác động đến việc làm của người lao động hay không?

Căn cứ theo Quyết định 1009/QĐ-TTg năm 2023 cũng đã có quy định về nhiệm vụ trọng tâm trong việc thực hiện. Trong đó, nội dung bảo đảm công bằng trong chuyển đổi năng lượng như sau:

III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
...
8. Bảo đảm công bằng trong chuyển đổi năng lượng
a) Đảm bảo bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực và thực hiện trách nhiệm trong chuyển đổi năng lượng
- Thực hiện đánh giá tác động kinh tế, xã hội, môi trường trong quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng đối với các đối tượng có liên quan.
- Các doanh nghiệp triển khai các dự án chuyển đổi năng lượng tiếp cận trực tiếp nguồn lực tài chính từ Nhóm các đối tác quốc tế, Liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng “0” và các định chế tài chính không thông qua bảo lãnh Chính phủ.
- Các doanh nghiệp thực hiện giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với lộ trình đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC).
- Sử dụng đất đa mục tiêu cho sản xuất năng lượng tái tạo kết hợp với phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nhằm tăng cường tiếp cận năng lượng, tạo cơ hội đầu tư, tạo việc làm và tăng tính chủ động của các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp cho phát triển năng lượng tái tạo.
b) Hỗ trợ các nhóm lao động và hộ gia đình dễ bị tổn thương chịu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi năng lượng.
- Mở rộng hạ tầng truyền tải và phân phối điện, bảo đảm cơ hội tiếp cận điện năng với giá thành hợp lý đối với mục đích sử dụng điện dân dụng và đặc thù; phấn đấu 100% số hộ dân nông thôn có điện đến năm 2025 thông qua việc triển khai cơ chế “Quỹ phát triển lưới điện quy mô nhỏ” hỗ trợ để đảm bảo tiếp cận điện năng lượng tái tạo đối với những nơi không thể tiếp cận hệ thống điện lưới.
- Thiết kế các cơ chế hỗ trợ bảo đảm giá điện hợp lý cho các nhóm bị ảnh hưởng, dễ bị tổn thương và có thu nhập thấp, bao gồm việc triển khai thực hiện hỗ trợ giá điện thông qua nhiều hình thức áp dụng bán lẻ điện sinh hoạt với giá khởi điểm phù hợp với khả năng chi trả của các hộ gia đình có thu nhập thấp.
- Thúc đẩy tạo việc làm xanh và bền vững trong nền kinh tế phát thải các-bon thấp; thiết lập và triển khai các chương trình hỗ trợ tạo việc làm, đào tạo nghề, đào tạo lại nhân sự cho lao động chịu ảnh hưởng bởi quá trình chuyển đổi năng lượng, đặc biệt các nhóm lao động dễ bị tổn thương như nữ giới, lao động phi chính thức, được kết nối thông tin việc làm xanh, được tiếp cận cơ hội đào tạo nghề, được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, duy trì và tạo sinh kế mới phù hợp với điều kiện thực tế.
- Thực hiện các cơ chế hỗ trợ an sinh xã hội, bao gồm hỗ trợ trợ cấp thôi việc, nghỉ hưu sớm, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp xã hội cho lao động phi chính thức, các hình thức bảo trợ xã hội khác phù hợp với từng nhóm lao động, hộ gia đình bị ảnh hưởng việc làm và thu nhập với mục tiêu đảm bảo mức sống hộ gia đình sau quá trình chuyển đổi năng lượng.
c) Thực hiện đào tạo, đào tạo lại các lao động bị ảnh hưởng
- Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan quản lý chuyên ngành năng lượng tái tạo, năng lượng mới và các chủ đề liên quan đối với các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương.
- Rà soát, thống kê các lao động bị mất việc làm do chuyển đổi năng lượng và xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, đào tạo lại phù hợp để các lao động này sớm tái gia nhập thị trường lao động.
- Thúc đẩy xây dựng khung kỹ năng, các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng kế hoạch, chiến lược về đào tạo nghề liên quan năng lượng tái tạo và năng lượng mới.
- Cập nhật chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực và kỹ năng phù hợp với yêu cầu việc làm xanh, ngành nghề mới trong quá trình chuyển đổi năng lượng; đa dạng hóa các loại hình hợp tác đào tạo nghề với sự chủ động tham gia của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế - xã hội khác.
- Điều chỉnh cơ cấu và nâng cao chất lượng, hiệu quả thị trường lao động; lồng ghép nội dung chuyển đổi năng lượng công bằng trong triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 và triển khai Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030.
- Lồng ghép nội dung về chuyển đổi năng lượng công bằng, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong nội dung giảng dạy của hệ thống giáo dục phổ thông.

Theo quy định có thể thấy việc chuyển đổi năng lượng cũng có tác động đến việc làm và người lao động. Do đó, Chính phủ đã đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo công bằng trong tiếp cận nguồn lực cũng như hỗ trợ các nhóm lao động dễ bị tổn thương, tăng cường đào tạo năng lực các lao động chịu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi năng lượng.

Mức lương tối thiểu hiện nay người lao động nhận được là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2024 quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng 1

4.960.000

23.800

Vùng 2

4.410.000

21.200

Vùng 3

3.860.000

18.600

Vùng 4

3.450.000

16.600

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào