Có những biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở nào trong Quân đội nhân dân Việt Nam?

Biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam, đó là các biện pháp nào?

Có những biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở nào trong Quân đội nhân dân Việt Nam?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 122/2024/TT-BQP có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội: Là phương thức phát huy quyền làm chủ của công dân, để quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
2. Hội nghị tập thể quân nhân: Là hội nghị toàn thể quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động do chỉ huy cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức.
3. Người sử dụng lao động: Là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận (đại diện người sử dụng lao động là chỉ huy cơ quan, người đứng đầu tổ chức, tổng giám đốc, giám đốc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền hợp pháp quản lý điều hành doanh nghiệp).
4. Người lao động: Là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
5. Đối thoại tại nơi làm việc: Là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

Theo đó, thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam là phương thức phát huy quyền làm chủ của công dân, để quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Bên cạnh đó, tại Điều 5 Thông tư 122/2024/TT-BQP có quy định về biện pháp bảo đảm dân chủ ở cơ sở trong Quân đội, cụ thể như sau:

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động về thực hiện dân chủ.

- Tổ chức hòm thư góp ý và công khai số điện thoại của cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để tiếp nhận thông tin của quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động.

Thực hiện nghiêm các quy định về đối thoại dân chủ, giải quyết nội dung phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo. Chủ động phát hiện và xử lý nghiêm biểu hiện trù dập, đe dọa người tham gia ý kiến, phản ánh, tố cáo.

- Tổ chức tiếp công dân theo quy định của pháp luật, kịp thời giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

- Phát huy vai trò các tổ chức quần chúng (thanh niên, công đoàn, phụ nữ) và Hội đồng quân nhân trong thực hiện giám sát, phản biện xã hội; tham gia góp ý xây dựng tổ chức đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động, đoàn viên, hội viên.

- Biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân, tổ chức thực hiện có hiệu quả việc phát huy dân chủ; phát hiện và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, quy định của Bộ Quốc phòng về thực hiện dân chủ.

- Hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng khoa học, trang bị phương tiện kỹ thuật và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở phù hợp với xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số trong Bộ Quốc phòng.

Có những biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở nào trong Quân đội nhân dân Việt Nam?

Có những biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở nào trong Quân đội nhân dân Việt Nam? (Hình từ Internet)

4 hành vi bị nghiêm cấm trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam là những hành vi nào?

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 122/2024/TT-BQP có nêu về các hành vi nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:

- Ngăn cấm, gây khó khăn cho quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động trong thực hiện dân chủ, để xảy ra những vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

- Giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo không đúng quy định; trù dập, làm lộ, lọt thông tin về người tố cáo, người cung cấp thông tin về hành vi vi phạm có liên quan đến việc thực hiện dân chủ.

- Lợi dụng việc thực hiện dân chủ để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; vi phạm điều lệnh, điều lệ, kỷ luật của Quân đội; gây mâu thuẫn trong nội bộ và đoàn kết quân dân, gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và Quân đội.

- Sử dụng các thủ đoạn để làm sai lệch kết quả tham gia ý kiến, quyết định của tập thể quân nhân, tập thể người lao động, các vấn đề liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động theo quy định tại Thông tư này.

Cần tuần thủ các nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?

Theo Điều 4 Thông tư 122/2024/TT-BQP quy định thì:

Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, công tác quản lý, điều hành của người chỉ huy, người sử dụng lao động; các cấp phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức quần chúng và Hội đồng quân nhân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; kỷ luật của Quân đội; không trái với đạo đức xã hội; bảo vệ lợi ích và không cản trở hoạt động bình thường của cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.
3. Công khai, minh bạch các nội dung thực hiện dân chủ; tăng cường trách nhiệm giải trình của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, bảo đảm quyền của công dân, quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
4. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến, kịp thời giải trình, giải quyết kiến nghị, phản ánh; bảo vệ lợi ích của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động, người sử dụng lao động.

Như vậy có 4 nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam đó là:

- Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, công tác quản lý, điều hành của người chỉ huy, người sử dụng lao động; các cấp phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức quần chúng và Hội đồng quân nhân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; kỷ luật của Quân đội; không trái với đạo đức xã hội; bảo vệ lợi ích và không cản trở hoạt động bình thường của cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.

- Công khai, minh bạch các nội dung thực hiện dân chủ; tăng cường trách nhiệm giải trình của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, bảo đảm quyền của công dân, quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Tôn trọng, lắng nghe ý kiến, kịp thời giải trình, giải quyết kiến nghị, phản ánh; bảo vệ lợi ích của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động, người sử dụng lao động.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào