Cơ hội việc làm của ngành công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng hệ cao đẳng là gì?
Pháp luật giới thiệu như thế nào về ngành công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng hệ cao đẳng?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 11 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực vật liệu, luyện kim, sản xuất và công nghệ kỹ thuật khác (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng trình độ cao đẳng là ngành, nghề chuyên về lĩnh vực sản xuất các sản phẩm vật liệu silicat phục vụ cho ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp gồm các dòng sản phẩm chính như: Gạch, ngói, đất sét nung, gạch ceramic, sứ vệ sinh, kính xây dựng, xi măng, bê tông, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng phải có kiến thức, kỹ năng thực hiện các công việc “gia công nguyên vật liệu, tạo hình, trang trí, gia công nhiệt, phân loại và đóng gói, kiểm soát chất lượng sản phẩm”.
Các nhiệm vụ chính của ngành, nghề: Kiểm soát nguyên vật liệu, vận hành, giám sát quá trình sản xuất.
Người học xong chương trình cao đẳng Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng có thể làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, các doanh nghiệp xây dựng, các phòng LAS, VILAS chuyên ngành vật liệu xây dựng, các phòng kiểm định vật liệu xây dựng, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội có liên quan đến ngành Vật liệu xây dựng hay giảng dạy trong các cơ sở đào tạo ngành, nghề Vật liệu xây dựng...
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.150 giờ (tương đương 85 tín chỉ).
Như vậy, theo pháp luật giới thiệu về ngành công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng hệ cao đẳng là ngành về lĩnh vực sản xuất các sản phẩm vật liệu silicat phục vụ cho ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp gồm các dòng sản phẩm chính như: Gạch, ngói, đất sét nung, gạch ceramic, sứ vệ sinh, kính xây dựng, xi măng, bê tông. Người học ngành này thực hiện các công việc “gia công nguyên vật liệu, tạo hình, trang trí, gia công nhiệt, phân loại và đóng gói, kiểm soát chất lượng sản phẩm”.
Ngành công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng hệ cao đẳng (Hình từ Internet)
Người học công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng hệ cao đẳng sau khi tốt nghiệp cần đáp ứng kỹ năng gì của ngành?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Chương 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
3. Kỹ năng
- Quản lý khai thác sản xuất vật liệu xây dựng, đảm bảo tuân thủ các qui trình, quy định của pháp luật về sản xuất Vật liệu xây dựng;
- Thực hiện thành thạo các thí nghiệm về Vật liệu xây dựng: Chỉ tiêu cơ lý của vật liệu: bê tông, gốm, thủy tinh...;
- Lập được kế hoạch và thực hiện được các công việc: Quản lý, vận hành trang thiết bị máy móc trong dây chuyền sản xuất (gạch ngói đất sét nung, gạch ceramic, sứ vệ sinh, kính xây dựng, bê tông thương phẩm, cấu kiện bê tông, xi măng);
- Xử lý được sự cố kỹ thuật cơ bản trong sản xuất;
- Tính toán được cấp phối vật liệu, dự trù kinh phí vật liệu cho đơn vị sản phẩm;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, sau khi hoàn thành 2.150 giờ (tương đương 85 tín chỉ) và tốt nghiệp chương trình hệ cao đẳng của ngành công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng thì ngoài việc nắm vững các kiến thức tối thiểu, người học cần trang bị được các kỹ năng như trên để có thể tạo và mở rộng cơ hội việc làm của mình.
Cơ hội việc làm của ngành công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng hệ cao đẳng là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Gia công nguyên liệu, phối liệu chuẩn bị sản xuất;
- Tạo hình, trang trí sản phẩm;
- Gia công nhiệt sản phẩm;
- Phân loại, hoàn thiện và đóng gói sản phẩm;
- Kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu thì có thể đảm nhận các vị trí việc làm như trên tại các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, các doanh nghiệp xây dựng, các phòng LAS, VILAS chuyên ngành vật liệu xây dựng, các phòng kiểm định vật liệu xây dựng, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội có liên quan đến ngành Vật liệu xây dựng hay giảng dạy trong các cơ sở đào tạo ngành, nghề Vật liệu xây dựng...