Có được tổ chức đình công khi có 50% người lao động đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công không?

Liệu 50% người lao động đồng ý có đủ để tổ chức đình công không? Khi đình công trong trường hợp đòi tăng lương giảm giờ làm người lao động có được nghỉ hưởng lương không?

Có được tổ chức đình công khi có 50% người lao động đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công không?

Căn cứ theo Điều 202 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công
1. Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công theo quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật này thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công bằng văn bản.
2. Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:
a) Kết quả lấy ý kiến đình công;
b) Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;
c) Phạm vi tiến hành đình công;
d) Yêu cầu của người lao động;
đ) Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
3. Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.

Theo đó, pháp luật quy định tổ chức đại diện người lao động được ra quyết định đình công bằng văn bản khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công theo quy định tại khoản 2 Điều 201 Bộ luật Lao động 2019.

Như vậy, trường hợp chỉ vừa đúng 50% người lao động đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công thì vẫn chưa đủ điều kiện ra quyết định đình công, do đó sẽ không được tổ chức đình công.

Có được tổ chức đình công khi có 50% người lao động đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công không?

Có được tổ chức đình công khi có 50% người lao động đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công không?

Khi nào thì NLĐ phải ngừng đình công?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 109 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

Các trường hợp hoãn, ngừng đình công
...
4. Các trường hợp ngừng đình công:
a) Đình công diễn ra trên địa bàn xuất hiện thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
b) Đình công diễn ra đến ngày thứ ba tại các đơn vị cung cấp điện, nước, vệ sinh công cộng làm ảnh hưởng tới môi trường, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân tại thành phố thuộc tỉnh;
c) Đình công diễn ra có các hành vi bạo động, gây rối làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhà đầu tư, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.

Như vậy, người lao động phải ngừng đình công trong các trường hợp sau đây:

- Đình công diễn ra trên địa bàn xuất hiện thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

- Đình công diễn ra đến ngày thứ ba tại các đơn vị cung cấp điện, nước, vệ sinh công cộng làm ảnh hưởng tới môi trường, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân tại thành phố thuộc tỉnh;

- Đình công diễn ra có các hành vi bạo động, gây rối làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhà đầu tư, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.

Khi tham gia đình công trong trường hợp đòi tăng lương giảm giờ làm người lao động có được nghỉ hưởng lương không?

Khi đình công tiền lương và các quyền lợi khác của người lao động được quy định tại Điều 207 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của người lao động trong thời gian đình công
1. Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật này và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Theo đó, pháp luật lao động không quy định rõ trong trường hợp đình công hợp pháp hay bất hợp pháp thì được trả lương mà chỉ quy định:

Người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (khoản 2 Điều 207 Bộ luật Lao động 2019).

Như vậy, ta có thể hiểu, trong trường hợp đình công đòi tăng tăng lương giảm giờ làm hợp pháp thì người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi lao động khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác bởi lẽ, hành động trực tiếp ngưng làm việc xuất phát từ ý chí đình công của người lao động.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào