Có được sử dụng phương pháp xác định về bụi tại nơi làm việc khác với quy định của pháp luật không?
- Có được sử dụng phương pháp xác định về bụi tại nơi làm việc khác với quy định của pháp luật không?
- Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc là bao nhiêu theo QCVN 02 : 2019/BYT?
- Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu trong kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần bằng phương pháp trọng lượng như nào?
Có được sử dụng phương pháp xác định về bụi tại nơi làm việc khác với quy định của pháp luật không?
Căn cứ theo Mục 3 QCVN 02:2019/BYT ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc, có quy định về giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc với bụi quá 40 giờ/tuần làm việc được tính như sau:
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
....
5. Chấp nhận các phương pháp xác định là các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn phương pháp quy định trên. Trong những tình huống và yêu cầu cụ thể, có thể áp dụng các phương pháp xác định là các tiêu chuẩn hoặc phương pháp khác đáp ứng yêu cầu quy định của quy chuẩn này.
Chiếu theo quy định này, nhà nước linh động cho doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định nồng độ bụi và giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của bụi tại nơi làm việc cụ thể:
Doanh nghiệp được phép sử dụng các phương pháp xác định là các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn phương pháp do luật định.
Đồng thời, trong những tình huống và yêu cầu cụ thể, doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp xác định là các tiêu chuẩn hoặc phương pháp khác đáp ứng yêu cầu quy định của quy chuẩn này.
Có được sử dụng phương pháp xác định về bụi tại nơi làm việc khác với quy định của pháp luật không?
Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc là bao nhiêu theo QCVN 02 : 2019/BYT?
Căn cứ theo Mục 1 QCVN 02:2019/BYT ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc, có quy định về giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc như sau:
Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi amiăng tại nơi làm việc
Bảng 1. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi amiăng tại nơi làm việc
Đơn vị: sợi/mL
STT | Tên chất | Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA) |
1 | Serpentine (chrysotile) | 0,1 |
2 | Amphibole | 0 |
Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi silic tại nơi làm việc
Bảng 2. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi silic tại nơi làm việc
Đơn vị: mg/m3
TT | Tên chất | Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA) |
1. | Nồng độ silic tự do trong bụi toàn phần | 0,3 |
2. | Nồng độ silic tự do trong bụi hô hấp | 0,1 |
Xác định nồng độ silic tự do trong bụi toàn phần và hô hấp
Trong đó:
- CTP (mg/m3): Nồng độ silic tự do trong bụi toàn phần, đơn vị mg/m3
- CHH (mg/m3): Nồng độ silic tự do trong bụi hô hấp, đơn vị mg/m3
Hàm lượng silic tự do được xác định trong mẫu bụi lắng, bụi toàn phần hoặc bụi hô hấp.
Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi không chứa silic tại nơi làm việc
Bảng 3. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi không chứa silic tại nơi làm việc
Đơn vị: mg/m3
Nhóm | Tên chất | Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA) | |
Bụi toàn phần | Bụi hô hấp | ||
1 | Talc, nhôm, bentonit, diatomit, pyrit, graphit, cao lanh, than hoạt tính. | 2,0 | 1.0 |
2 | Bakelit, oxit sắt, oxit kẽm, dioxit titan, silicat, apatit, baril, photphatit, đá vôi, đá trân châu, đá cẩm thạch, xi măng Portland | 4,0 | 2,0 |
3 | Bụi nguồn gốc từ thảo mộc, động vật, chè, thuốc lá, ngũ cốc, gỗ. | 6,0 | 3,0 |
4 | Bụi hữu cơ và vô cơ không có quy định khác. | 8,0 | 4,0 |
Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi bông tại nơi làm việc
Bảng 4. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi bông tại nơi làm việc
Đơn vị: mg/m3
STT | Tên chất | Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA) |
1 | Bụi bông | 1,0 |
Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi than tại nơi làm việc
Bảng 5. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi than tại nơi làm việc
Đơn vị: mg/m3
STT | Thông số | Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA) | Hàm lượng silic tự do |
1 | Bụi than toàn phần | 3,0 | Nhỏ hơn hoặc bằng 5% |
2 | Bụi than hô hấp | 2,0 |
Khi hàm lượng silic tự do trong bụi than lớn hơn 5% thì giới hạn tiếp xúc cho phép được quy định theo bụi silic.
Hàm lượng silic tự do được xác định trong bụi toàn phần, bụi hô hấp hoặc bụi lắng.
Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu trong kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần bằng phương pháp trọng lượng như nào?
Căn cứ theo Phụ lục 1 Kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần bằng phương pháp trọng lượng (cân giấy lọc) ban hành kèm theo QCVN 02:2019/BYT về Bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc có quy định lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu như sau:
- Kiểm tra tình trạng bơm hút và chuẩn lưu lượng hút. Nếu bơm hút không có lưu lượng kế gắn kèm thì phải sử dụng lưu lượng kế ngoài để chuẩn.
- Sấy giấy lọc trước khi cân: Giấy lọc đựng trong bao kép. Bao ngoài để bảo vệ, bao trong chứa giấy lọc và có cùng số thứ tự với bao ngoài. Bao trong được sấy, cân cùng giấy lọc. Sấy ở nhiệt độ 50°C trong 2 giờ. Với một số loại giấy lọc đặc biệt, không hút ẩm thì không cần sấy giấy lọc (trước và sau lấy mẫu) nhưng phải để trong buồng cân 24 giờ trước khi cân.
- Cân bao trong có chứa giấy lọc, ghi lại trọng lượng, P(mg).
- Đặt bao trong vào bao bảo vệ (bao ngoài) và để trong hộp bảo quản mẫu.
- Nếu có nhiều đầu lấy mẫu, có thể lắp giấy lọc vào đầu lấy mẫu và để trong hộp bảo quản.
- Tới nơi lấy mẫu, xác định vị trí cần lấy mẫu và hướng gió.
- Mở đầu lấy mẫu, đặt giấy tấm đệm vào đầu lấy mẫu sau đó đặt giấy lọc lên trên tấm đệm, đóng đầu lấy mẫu.
- Đặt đầu lấy mẫu lên giá 3 chân, điều chỉnh chiều cao sao cho ngang tầm hô hấp người lao động làm việc và vuông góc với hướng gió.
- Nối ống dây cao su một đầu vào đầu lấy mẫu, một đầu vào bơm hút.
- Bật bơm hút, ghi địa điểm lấy mẫu, số thứ tự của mẫu, tình trạng sản xuất.
- Đo đạc và ghi lại điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, áp suất không khí.
- Khi đủ thời gian lấy mẫu, tắt bơm hút, ghi lại thời gian lấy mẫu.
- Tùy thuộc vào nồng độ bụi nơi sản xuất mà quyết định thời gian lấy mẫu phù hợp để đạt được lượng bụi phân tán đều trên giấy lọc, không bị quá tải gây giảm áp lực hút.
- Tới vị trí lấy mẫu tiếp theo thay giấy lọc hoặc đầu lấy mẫu khác.
- Giấy lọc sau khi lấy mẫu được cho vào bao kép tương ứng đặt trong hộp bảo quản mẫu hoặc đặt đầu lấy mẫu vào hộp bảo quản mẫu.