Có được điều động công chức ngành Kiểm toán Nhà nước khi đang mang thai không?
Điều động công chức ngành Kiểm toán Nhà nước áp dụng với đối tượng nào?
Căn cứ Điều 15 Quy định luân chuyển, điều động công chức và biệt phái, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công, viên chức Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-KTNN năm 2014 quy định về đối tượng điều động công chức, cụ thể như sau:
Đối tượng điều động
1. Công chức lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng có thời gian giữ chức vụ 05 (năm) năm trở lên tại một đơn vị.
2. Điều động do yêu cầu nhiệm vụ, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức; theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức của Kiểm toán Nhà nước.
3. Công chức thuộc đối tượng phải thực hiện chuyển đổi vị trí công tác theo quy định.
4. Điều động theo nguyện vọng của cá nhân công chức gắn với đảm bảo về điều kiện, tiêu chuẩn và vị trí công tác.
Theo đó đối tượng công chức được điều động bao gồm:
- Công chức lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng có thời gian giữ chức vụ 05 năm trở lên tại một đơn vị.
- Điều động do yêu cầu nhiệm vụ, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức; theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức của Kiểm toán Nhà nước.
- Công chức thuộc đối tượng phải thực hiện chuyển đổi vị trí công tác theo quy định.
- Điều động theo nguyện vọng của cá nhân công chức gắn với đảm bảo về điều kiện, tiêu chuẩn và vị trí công tác.
Có được điều động công chức ngành Kiểm toán Nhà nước khi đang mang thai không? (Hình từ Internet)
Có được điều động công chức ngành Kiểm toán Nhà nước khi đang mang thai không?
Căn cứ Điều 4 Quy định luân chuyển, điều động công chức và biệt phái, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công, viên chức Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-KTNN năm 2014 quy định về những trường hợp chưa được điều động công chức như sau:
Những trường hợp chưa thực hiện luân chuyển, điều động, biệt phái
1. Công chức, viên chức đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật;
2. Công chức, viên chức đang trong thời gian bị khởi tố, điều tra hoặc có liên quan đến công việc đang bị thanh tra, kiểm tra;
3. Công chức, viên chức đang điều trị bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Y tế;
4. Công chức, viên chức đang đi học dài hạn hoặc được cử đi biệt phái theo quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước;
5. Công chức, viên chức nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trường hợp công chức, viên chức nam phải nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi (do trường hợp khách quan: ly hôn, vợ chết … phải nuôi con một mình) thì cũng được áp dụng như công chức, viên chức nữ quy định tại khoản này.
6. Công chức, viên chức có hoàn cảnh thực sự đặc biệt khó khăn được thủ trưởng đơn vị xác nhận và đề nghị.
Các trường hợp đặc biệt khác do Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định.
Theo đó công chức nữ ngành Kiểm toán Nhà nước đang trong thời gian mang thai thuộc trường hợp chưa thực hiện điều động công chức.
Điều động công chức Kiểm toán Nhà nước trong nội bộ ngành theo trình tự, thủ tục nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Quy định luân chuyển, điều động công chức và biệt phái, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công, viên chức Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-KTNN năm 2014 quy định về trình tự, thủ tục điều động công chức trong nội bộ ngành, cụ thể như sau:
Trình tự, thủ tục điều động
1. Điều động công chức trong nội bộ ngành
a) Đối với công chức lãnh đạo cấp vụ và tương đương: Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, Vụ Tổ chức cán bộ lập danh sách công chức dự kiến điều động, trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, báo cáo Ban Cán sự đảng phê duyệt.
Đối với công chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương trở xuống: Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, Vụ Tổ chức cán bộ lập danh sách công chức dự kiến điều động, xin ý kiến Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước phụ trách đơn vị, tổng hợp ý kiến trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, phê duyệt (đối với công chức lãnh đạo cấp phòng); trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, phê duyệt (đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo).
b) Căn cứ phê duyệt của Ban Cán sự đảng và ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện:
- Báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước xin ý kiến hiệp y của Thường vụ Đảng ủy Kiểm toán Nhà nước đối với nhân sự là lãnh đạo cấp vụ được giới thiệu điều động.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan, tiến hành các thủ tục: Trao đổi với thủ trưởng đơn vị nơi công chức đang công tác và nơi dự kiến điều động đến để thông báo ý kiến của Tổng Kiểm toán Nhà nước về nhu cầu, nhân sự điều động; trao đổi với công chức được giới thiệu điều động về yêu cầu, nhiệm vụ.
c) Quyết định điều động:
- Đối với công chức là lãnh đạo cấp vụ: Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước kết quả thực hiện quy trình điều động và vướng mắc phát sinh (nếu có) để đưa ra tập thể lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước xem xét. Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định điều động.
- Đối với công chức lãnh đạo cấp phòng trở xuống: Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, quyết định điều động.
Theo đó, điều động công chức Kiểm toán Nhà nước trong nội bộ ngành được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định như trên.