Có áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc khi công nhân quốc phòng có hành vi vi phạm không?

Cho tôi hỏi có áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc khi công nhân quốc phòng có hành vi vi phạm không? Câu hỏi của anh D.A (Bình Thuận)

Có áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc khi công nhân quốc phòng có hành vi vi phạm không?

Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định:

Hình thức kỷ luật
1. Hình thức kỷ luật đối với sĩ quan
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Giáng cấp bậc quân hàm;
g) Tước quân hàm sĩ quan;
h) Tước danh hiệu quân nhân.
2. Hình thức kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáng chức;
d) Cách chức;
đ) Hạ bậc lương;
e) Giáng cấp bậc quân hàm;
g) Tước danh hiệu quân nhân.
3. Hình thức kỷ luật đối với hạ sĩ quan-binh sĩ
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáng chức;
d) Cách chức;
đ) Giáng cấp bậc quân hàm;
e) Tước danh hiệu quân nhân.
4. Hình thức kỷ luật đối với công chức, công nhân và viên chức quốc phòng
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.

Theo đó, buộc thôi việc là một trong những hình thức kỷ luật đối với công nhân quốc phòng có hành vi vi phạm.

Có áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc khi công nhân quốc phòng có hành vi vi phạm không?

Có áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc khi công nhân quốc phòng có hành vi vi phạm không?

Thời hiệu xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với công nhân quốc phòng được quy định là bao lâu?

Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định:

Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật
a) Thời hiệu xử lý kỷ luật khiển trách là 5 năm; cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm là 10 năm kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Nếu trong thời hiệu xử lý kỷ luật, người vi phạm có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới
Đối với hành vi vi phạm xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm chấm dứt;
Đối với hành vi vi phạm chưa chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phát hiện;
Đối với hành vi vi phạm không xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm có kết luận của cấp có thẩm quyền.
b) Không áp dụng thời hiệu đối với: Hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật tước quân hàm sĩ quan, tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc; hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, hành vi vi phạm xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; hành vi vi phạm việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp; quân nhân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
2. Thời hạn xử lý kỷ luật
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày. Trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra, xác minh làm rõ thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 150 ngày.
3. Không tính vào thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với:
a) Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
b) Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự (nếu có). Khi có kết luận cuối cùng của cơ quan pháp luật có thẩm quyền hoặc bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật thì xem xét xử lý kỷ luật theo quy định;
c) Thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án về quyết định xử lý kỷ luật cho đến khi ra quyết định xử lý kỷ luật thay thế theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
...

Theo đó, không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công nhân quốc phòng có hành vi vi phạm đến mức phải buộc thôi việc.

Công nhân quốc phòng được hưởng những chế độ gì trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng?

Căn cứ tại Điều 35 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định:

Chế độ đào tạo, bồi dưỡng
1. Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phải căn cứ vào yêu cầu tổ chức biên chế của Quân đội nhân dân, tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể nội dung, chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng sau khi thống nhất với Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ, ngành khác có liên quan.
3. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng có nghĩa vụ và được hưởng các chế độ như sau:
a) Chấp hành nghiêm quy chế đào tạo, bồi dưỡng và kỷ luật quân đội, chịu sự quản lý của cơ sở giáo dục, đào tạo;
b) Được hưởng nguyên lương, phụ cấp; được tính vào thời gian phục vụ quân đội để xét nâng lương, thăng cấp bậc quân hàm.

Theo đó, công nhân quốc phòng trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng được hưởng những chế độ sau:

- Được hưởng nguyên lương, phụ cấp;

- Được tính vào thời gian phục vụ quân đội để xét nâng lương, thăng cấp bậc quân hàm.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào