Chuyển ngành có phải học lại từ đầu không? Ngành nghề có mức lương cao tại Việt Nam?
Chuyển ngành có phải học lại từ đầu không?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Chuyển ngành, chuyển nơi học, chuyển cơ sở đào tạo, chuyển hình thức học
1. Sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, một ngành đào tạo khác, hoặc một phân hiệu khác của cơ sở đào tạo, hoặc từ phân hiệu về trụ sở chính khi có đủ các điều kiện sau:
a) Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này;
b) Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo, của trụ sở chính (hoặc phân hiệu ) trong cùng khóa tuyển sinh;
c) Cơ sở đào tạo, trụ sở chính (hoặc phân hiệu) có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Được sự đồng ý của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo, người phụ trách phân hiệu (nơi chuyển đi và chuyến đến) và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo.
2. Sinh viên được xem xét chuyển cơ sở đào tạo khi có đủ các điều kiện sau:
a) Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này;
b) Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo cùng khóa tuyển sinh tại nơi chuyển đến;
c) Nơi chuyển đến có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Được sự đồng ý của hiệu trưởng cơ sở đào tạo xin chuyển đi và cơ sở đào tạo xin chuyển đến.
3. Sinh viên được xem xét chuyển từ đào tạo theo hình thức chính quy sang hình thức vừa làm vừa học hoặc đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo nếu còn đủ thời gian học tập theo quy định đối với hình thức chuyển đến.
4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết thẩm quyền, điều kiện, thủ tục chuyển chương trình, ngành đào tạo, chuyển nơi học, chuyển cơ sở đào tạo hoặc chuyển hình thức học; việc công nhận kết quả học tập hoặc chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy đối cho sinh viên thuộc các trường hợp này.
Như vậy, sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, ngành đào tạo khác khi không đang là sinh viên năm thứ nhất hoặc cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định và phải cân nhắc kỹ lưỡng đam mê, sở thích cá nhân và định hướng nghề nghiệp trước khi chuyển ngành.
Do đó, sinh viên chuyển ngành học trong cùng trường thì chỉ cần làm thủ tục theo quy định, chứ không phải thi tuyển sinh lại từ đầu, còn nếu chuyển sang ngành mới ở một trường mới, thì mới phải thi tuyển sinh lại từ đầu.
Chuyển ngành có phải học lại từ đầu không? Ngành nghề có mức lương cao tại Việt Nam? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn xin chuyển ngành đào tạo cho sinh viên mới nhất?
Chuyển ngành đào tạo là việc sinh viên có nguyện vọng chuyển từ một ngành đào tạo này sang một ngành đào tạo khác khi có mong muốn và đáp ứng được điều kiện theo Quy chế đào tạo của trường.
Bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin chuyển ngành đào tạo như sau:
Một phần mẫu đơn xin chuyển ngành
Tải đầy đủ mẫu đơn xin chuyển ngành học: Tại đây.
Ngành nghề có mức lương cao tại Việt Nam?
Có nhiều ngành nghề có mức lương cao ở Việt Nam, tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng và môi trường làm việc của mỗi người. Một số ngành nghề có mức lương cao nhất hiện nay tại Việt Nam như sau:
- CEO ngân hàng: Đây là vị trí đứng đầu trong các ngân hàng, có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh và chiến lược phát triển của ngân hàng.
Đây là một ngành nghề cạnh tranh và áp lực cao, nhưng cũng mang lại thu nhập hấp dẫn cho những ai đủ năng lực và uy tín. Theo một số nguồn tin, mức lương của CEO ngân hàng có thể trên 100 triệu đồng/tháng.
- Phi công: Đây là ngành nghề đòi hỏi phải có bằng cấp chuyên môn cao, khả năng ngoại ngữ tốt, sức khỏe tốt và sự linh hoạt trong công việc.
Phi công là người điều khiển máy bay và chịu trách nhiệm về an toàn của hành khách và phi hành đoàn. Theo một số nguồn tin, mức lương của phi công có thể từ 70 - 80 triệu đồng/tháng.
- Tiếp viên hàng không: Đây là ngành nghề liên quan đến dịch vụ khách hàng trên máy bay, cung cấp các dịch vụ ăn uống, giải trí và an toàn cho hành khách.
Tiếp viên hàng không cần phải có vẻ ngoài ưa nhìn, cách ứng xử lịch thiệp, khả năng giao tiếp tốt và sự chịu đựng cao. Theo một số nguồn tin, mức lương của tiếp viên hàng không có thể từ 18 - 20 triệu đồng/tháng.
- HR - Human Resources: Đây là ngành nghề liên quan đến quản lý nhân sự trong các tổ chức, doanh nghiệp.
HR có nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, phát triển và giữ chân nhân viên. HR cũng phải có khả năng giao tiếp, thuyết phục, xử lý tình huống và giải quyết vấn đề tốt. Theo một số nguồn tin, mức lương của HR có thể từ 30 - 100 triệu đồng/tháng.
- Lập trình viên: Đây là ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin, thiết kế và phát triển các phần mềm, ứng dụng, website... Lập trình viên cần phải có kiến thức chuyên sâu về các ngôn ngữ lập trình, các công cụ và phương pháp lập trình hiện đại.
Lập trình viên cũng phải luôn cập nhật các xu hướng và yêu cầu của thị trường. Theo một số nguồn tin, mức lương của lập trình viên có thể từ 13 - 62 triệu đồng/tháng.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Thực tế mức lương cao nhất của mỗi ngành học có thể thay đổi tùy theo vị trí công việc, kinh nghiệm và địa điểm làm việc.