Chuyển cửa khẩu là gì? Cửa khẩu hàng không quốc tế nào cho phép người lao động nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử?
Chuyển cửa khẩu là gì?
Theo Điều 4 Luật Hải quan 2014 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chuyển cửa khẩu là việc chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ địa điểm làm thủ tục hải quan này đến địa điểm làm thủ tục hải quan khác.
2. Chuyển tải là việc chuyển hàng hóa từ phương tiện vận tải vận chuyển nội địa, phương tiện vận tải nhập cảnh sang phương tiện vận tải xuất cảnh để xuất khẩu hoặc từ phương tiện vận tải vận chuyển nội địa, phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi trong khu vực cửa khẩu, sau đó xếp lên phương tiện vận tải khác để xuất khẩu.
3. Cơ chế một cửa quốc gia là việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp. Cơ quan quản lý nhà nước quyết định cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp.
4. Địa điểm thu gom hàng lẻ là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung công-te-nơ.
...
Theo đó chuyển cửa khẩu là việc chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ địa điểm làm thủ tục hải quan này đến địa điểm làm thủ tục hải quan khác.
Chuyển cửa khẩu là gì? Cửa khẩu hàng không quốc tế nào cho phép người lao động nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử? (Hình từ Internet)
Cửa khẩu hàng không quốc tế nào cho phép người lao động nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử?
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định ban hành kèm theo Nghị quyết 127/NQ-CP năm 2023, danh sách các cửa khẩu hàng không quốc tế cho phép người lao động nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử, bao gồm:
- Cửa khẩu Cảng hàng không Nội Bài.
- Cửa khẩu Cảng hàng không Tân Sơn Nhất.
- Cửa khẩu Cảng hàng không Cam Ranh.
- Cửa khẩu Cảng hàng không Đà Nẵng.
- Cửa khẩu Cảng hàng không Cát Bi.
- Cửa khẩu Cảng hàng không Cần Thơ.
- Cửa khẩu Cảng hàng không Phú Quốc.
- Cửa khẩu Cảng hàng không Phú Bài.
- Cửa khẩu Cảng hàng không Vân Đồn.
- Cửa khẩu Cảng hàng không Thọ Xuân.
- Cửa khẩu Cảng hàng không Đồng Hới.
- Cửa khẩu Cảng hàng không Phù Cát.
- Cửa khẩu Cảng hàng không Liên Khương.
Ngoài ra còn có các cửa khẩu đường bộ phép người lao động nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử như:
- Cửa khẩu quốc tế Tây Trang, tỉnh Điện Biên.
- Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
- Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn.
- Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
- Cửa khẩu quốc tế Na Mèo, tỉnh Thanh Hóa.
- Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, tỉnh Nghệ An.
- Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh.
- Cửa khẩu quốc tế Cha Lo, tỉnh Quảng Bình.
- Cửa khẩu quốc tế La Lay, tỉnh Quảng Trị.
- Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị.
- Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tỉnh Kon Tum.
- Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh.
- Cửa khẩu quốc tế Xa Mát, tỉnh Tây Ninh.
- Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
- Cửa khẩu quốc tế đường bộ và đường sông Vĩnh Xương, tỉnh An Giang.
- Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Cửa khẩu quốc tế đường biển cho phép người lao động nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử:
- Cửa khẩu Cảng Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh.
- Cửa khẩu Cảng Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Cửa khẩu Cảng Hải Phòng, thành phố Hải Phòng.
- Cửa khẩu Cảng Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Cửa khẩu Cảng Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.
- Cửa khẩu Cảng Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Cửa khẩu Cảng Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng.
- Cửa khẩu Cảng Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
- Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Cửa khẩu Cảng Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
- Cửa khẩu Cảng Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Cửa khẩu Cảng Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Cửa khẩu Cảng Dương Đông, tỉnh Kiên Giang.
Để làm việc tại Việt Nam thì lao động nước ngoài cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019, để làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện:
- Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc;
- Có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Không đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động.