Chương trình PALM là gì? Xuất khẩu lao động Úc theo chương trình PALM nhận được mức lương bao nhiêu?
Chương trình PALM là gì? Xuất khẩu lao động Úc theo chương trình PALM nhận được mức lương bao nhiêu?
Chương trình PALM (The Pacific Australia Labour Mobility), là chương trình đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Úc trong ngành nông nghiệp, được Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc ký kết hồi đầu tháng 3 vừa qua.
Theo kế hoạch, hai bên thống nhất lựa chọn đơn vị thực hiện việc đưa 1.000 lao động Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Úc, bắt đầu trong năm 2024.
Hiện nay, hai bên đang phối hợp lựa chọn doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, cung cấp thông tin về chương trình đến người lao động; sau đó sẽ hướng dẫn doanh nghiệp và người lao động làm thủ tục hồ sơ xin cấp thị thực (visa) sang Úc làm việc.
Việt Nam là một trong bốn nước được ưu tiên tham gia sớm Chương trình PALM, cùng với Thái Lan, Indonesia và Philippines. Chương trình nhằm bù đắp thiếu hụt lao động trong ngành nông nghiệp ở Úc, cũng như tạo cơ hội cho lao động Việt Nam tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và thu nhập.
Được biết, theo nội dung bản ghi nhớ giữa hai bên, phía Úc sẽ tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp với mức lương cơ bản (chưa trừ chi phí sinh hoạt) từ 3.200 AUD - 4.000 AUD/tháng (tương đương khoảng 52,8 – 66 triệu đồng/tháng).
Xem chi tiết Bộ tiêu chí, quyền lợi, trách nhiệm của NLĐ Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia theo chương trình PALM: Tại đây
Chương trình PALM là gì? Xuất khẩu lao động Úc theo chương trình PALM nhận được mức lương bao nhiêu?
Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng thì có được hưởng tiếp tục không?
Tại khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
...
3. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Tìm được việc làm;
c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
d) Hưởng lương hưu hằng tháng;
đ) Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;
e) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
g) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
i) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
k) Chết;
l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
m) Bị tòa án tuyên bố mất tích;
n) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
...
Theo đó người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng thì bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Lưu ý: Theo khoản 4 Điều 53 Luật Việc làm 2013 trường hợp người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do đi xuất khẩu lao động thì không được được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.
Người lao động đi xuất khẩu lao động thì có phải đóng bảo hiểm xã hội hai lần không?
Tại điểm g khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;
c) Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
d) Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
e) Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
g) Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
...
Theo quy định trên, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ không phải đóng BHXH 02 lần nếu Việt Nam và nước ngoài đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội.