Chứng chỉ kiểm định viên được cấp lại trong những trường hợp nào?

Chứng chỉ kiểm định viên là một giấy tờ quan trọng, chứng nhận năng lực chuyên môn của người thực hiện kiểm định an toàn lao động. Trong quá trình làm việc, có những trường hợp người kiểm định viên cần phải làm thủ tục cấp lại chứng chỉ. Vậy, những trường hợp nào sẽ cần đến việc cấp lại này?

Chứng chỉ kiểm định viên được cấp lại trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định:

Chứng chỉ kiểm định viên
...
2. Chứng chỉ kiểm định viên được cơ quan có thẩm quyền cấp lại trong trường hợp sau đây:
a) Bổ sung, sửa đổi nội dung chứng chỉ kiểm định viên;
b) Chứng chỉ kiểm định viên hết hạn;
c) Chứng chỉ kiểm định viên bị mất hoặc hỏng;
d) Cấp lại sau khi chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi. Chứng chỉ kiểm định viên chỉ được xem xét cấp lại sau thời hạn ít nhất 06 tháng, kể từ ngày bị thu hồi.
...

Như vậy, chứng chỉ kiểm định viên sẽ được cấp lại trong những trường hợp sau đây:

- Bổ sung, sửa đổi nội dung chứng chỉ kiểm định viên;

- Chứng chỉ kiểm định viên hết hạn;

- Chứng chỉ kiểm định viên bị mất hoặc hỏng;

- Cấp lại sau khi chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi.

Lưu ý: Đối với trường hợp bị thu hồi chứng chỉ kiểm định viên, chứng chỉ kiểm định viên chỉ được xem xét cấp lại sau thời hạn ít nhất 06 tháng, kể từ ngày bị thu hồi.

Chứng chỉ kiểm định viên được cấp lại trong những trường hợp nào?

Chứng chỉ kiểm định viên được cấp lại trong những trường hợp nào?

Hồ sơ cấp lại chứng chỉ kiểm định viên gồm những thành phần gì?

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, được sửa đổi (bãi bỏ) bởi Điều 2 Nghị định 140/2018/NĐ-CP, thành phần giấy tờ của hồ sơ cấp lại chứng chỉ kiểm định viên khác nhau tùy theo trường hợp cấp lại, cụ thể:

Trường hợp bổ sung, sửa đổi nội dung chứng chỉ kiểm định viên, hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;

- Bản gốc chứng chỉ đã được cấp;

- Tài liệu chứng minh sự phù hợp của yêu cầu bổ sung, sửa đổi;

- 02 ảnh màu cỡ 3x4 của người đề nghị cấp lại chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 6 tháng, kể từ ngày đề nghị.

Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên khi hết hạn bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;

- Bản gốc chứng chỉ đã được cấp;

- Kết quả sát hạch trước khi cấp lại.

Trường hợp chứng chỉ kiểm định viên bị hỏng hoặc mất, hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;

- 02 ảnh màu cỡ 3x4 của người đề nghị cấp lại chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.

Chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi được xem xét để cấp lại, hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;

- Báo cáo việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền về khắc phục sai phạm;

- Văn bản chứng minh đã hoàn thành khóa huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với đối tượng kiểm định tổ chức sau thời điểm quyết định thu hồi chứng chỉ có hiệu lực đối với trường hợp quy định tại các điểm c và đ khoản 2 Điều 14 Nghị định 44/2016/NĐ-CP

- 02 ảnh màu cỡ 3x4 của người đề nghị cấp lại chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.

Kểm định viên kỹ thuật an toàn lao động có mức lượng hiện nay là bao nhiêu?

Theo đó, tại Điều 9 Thông tư 30/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78);
b) Chức danh nghề nghiệp Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98);
c) Chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).
2. Xếp lương khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp:
a) Trường hợp có trình độ tiến sĩ thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 của chức danh nghề nghiệp Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động, mã số: V.09.03.02;
b) Trường hợp có trình độ thạc sĩ thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 của chức danh nghề nghiệp Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động, mã số: V.09.03.02;
c) Trường hợp có trình độ cao đẳng thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 của chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, mã số: V.09.03.03.
3. Việc chuyển xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định tại Thông tư này theo hướng dẫn tại khoản 2, Mục II, Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.

Chiếu theo quy định trên, kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động có hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

Tại Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV thì mức lương của Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động được tính như sau:

Mức lương = Mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng x hệ số lương

Như vậy, mức lương của Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động hiện nay là 5.475.600 đồng đến 11.653.200 đồng.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào