Chứng chỉ hành nghề đấu thầu được sử dụng vào mục đích gì?
Chứng chỉ hành nghề đấu thầu được sử dụng vào mục đích gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 11 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT có quy định về việc sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu thầu như sau:
Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu
...
4. Sử dụng chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu:
a) Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu dịch vụ tư vấn được tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn;
b) Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu xây lắp, hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn được tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ phi tư vấn, gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp (PC);
c) Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu dịch vụ tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn được tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu tất cả các gói thầu.
Như vậy, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu được cá nhân sử dụng để hoạt động các dịch vụ liên quan đến đấu thầu như tư vấn, xây lắp hàng hoá, mua sắm,...
Chứng chỉ hành nghề đấu thầu được sử dụng vào mục đích gì?
Khi hết thời hạn sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu thầu thì làm sao?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 11 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT có quy định như sau:
Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu
...
5. Khi hết thời hạn sử dụng ghi trong chứng chỉ hành nghề, cá nhân phải làm thủ tục cấp lại hoặc phải thi sát hạch nếu không đủ điều kiện cấp lại theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
Dẫn chiếu đến Điều 17 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT quy định về cấp lại chứng chỉ hành nghề đấu thầu như sau:
Cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu
1. Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Chứng chỉ đã được cấp còn hạn sử dụng nhưng bị rách nát, hư hại, bị mất hoặc ghi sai thông tin;
b) Chứng chỉ đã được cấp hết hạn sử dụng và cá nhân đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Trong thời gian hành nghề hoạt động đấu thầu theo chứng chỉ đã được cấp trước đó, cá nhân đã trực tiếp tham gia lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả mời sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu tối thiểu 05 gói thầu quy mô lớn hoặc 10 gói thầu quy mô nhỏ. Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn phức tạp được tính tương đương gói thầu quy mô lớn; gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đơn giản được tính tương đương gói thầu quy mô nhỏ;
- Trong thời gian hành nghề hoạt động đấu thầu theo chứng chỉ đã được cấp trước đó, cá nhân đã trực tiếp tham gia giảng dạy tối thiểu 10 khóa đào tạo đấu thầu cơ bản hoặc tham gia Ban biên tập, Tổ soạn thảo xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu.
c) Chứng chỉ hết thời hạn thu hồi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định trên, khi hết thời hạn sử dụng ghi trong chứng chỉ hành nghề, cá nhân phải làm thủ tục cấp lại hoặc phải thi sát hạch nếu không đủ điều kiện cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định.
Trách nhiệm của cá nhân khi được cấp chứng chỉ hành nghề đấu thầu là gì?
Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT quy định về trách nhiệm của cá nhân như sau:
Trách nhiệm của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu
1. Hành nghề theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
2. Cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật trong trường hợp có chính sách mới.
3. Tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan trong quá trình hành nghề hoạt động đấu thầu.
4. Báo cáo về quá trình hành nghề hoạt động đấu thầu khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan khác có thẩm quyền.
Như vậy, khi cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu cần có trách nhiệm thực hiện theo quy định như sau:
- Cá nhân phải hành nghề theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
- Cá nhân phải cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật trong trường hợp có chính sách mới.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan trong quá trình hành nghề hoạt động đấu thầu.
- Báo cáo về quá trình hành nghề hoạt động đấu thầu khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan khác có thẩm quyền.