Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng để làm gì? Học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp ở đâu?
Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng để làm gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 26 Nghị định 101/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP chứng chỉ chức danh nghề nghiệp được dùng như sau:
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu cấp chứng chỉ các chương trình bồi dưỡng được giao thực hiện.
- Viên chức có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật được sử dụng thay thế chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tương ứng.
- Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã sử dụng trên phạm vi toàn quốc. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về quản lý, sử dụng và mẫu chứng chỉ.
Ngoài ra, trước đây tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 101/2017/NĐ-CP có quy định cụ thể về việc sử dụng chứng chỉ như sau:
+ Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức là một trong những điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được đăng ký dự thi nâng ngạch, đăng ký dự thi thăng hạng; xét bổ nhiệm vào ngạch, hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề;
+ Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức có giá trị thay thế chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức tương ứng; chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức có giá trị thay thế chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng. Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức cùng hạng ở các chuyên ngành khác nhau có giá trị thay thế cho nhau;
+ Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành là một trong những căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm của cán bộ, công chức, viên chức;
+ Chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức sử dụng trên phạm vi toàn quốc. Bộ Nội vụ hướng dẫn chi tiết mẫu chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng để làm gì? Học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp ở đâu?
Học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy ở đâu?
Tính đến 28/02/2019, theo thống kê của Bộ GDĐT, có 49 cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng được giao nhiệm vụ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập bao gồm:
STT | Trường |
1 | Cao đẳng Sư phạm Trung ương |
2 | Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang |
3 | Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. Hồ Chí Minh |
4 | Học viện Quản lý giáo dục |
5 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội |
6 | Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng |
7 | Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội |
8 | Trường Đại học Vinh |
9 | Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế |
10 | Trường Đại học Cần Thơ |
11 | Trường Đại học Tây Nguyên |
12 | Trường Đại học Hồng Đức |
13 | Trường Đại học Hải Phòng |
14 | Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh |
15 | Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên |
16 | Trường Đại học Đồng Tháp |
17 | Trường Đại học Quy Nhơn |
18 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 |
19 | Trường Đại học Tây Bắc |
20 | Trường Đại học Trà Vinh |
21 | Trường Đại học Sài Gòn |
22 | Trường Đại học Đồng Nai |
23 | Trường Đại học Phú Yên |
24 | Trường Đại học An Giang |
25 | Trường Đại học Quảng Nam |
26 | Trường Đại học Phạm Văn Đồng |
27 | Trường Đại học Hà Tĩnh |
28 | Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu |
29 | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội |
30 | Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai |
31 | Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn |
32 | Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An |
33 | Trường Đại học Hạ Long |
34 | Trường Đại học Quảng Bình |
35 | Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk |
36 | Trường Đại học Tân Trào |
37 | Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên |
38 | Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng |
39 | Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc |
40 | Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình |
41 | Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang |
42 | Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên |
43 | Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai |
44 | Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế |
45 | Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang |
46 | Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận |
47 | Trường Đại học Hùng Vương |
48 | Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội |
49 | Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải |
Xem chi tiết Danh sách các cơ sở GDĐH, trường CĐ được giao nhiệm vụ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập: TẢI VỀ
Để được cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng với cán bộ, công chức, viên chức cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 03/2023/TT-BNV quy định về điều kiện cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức như sau:
Điều kiện để được cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng
Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng được cấp cho học viên có đủ các điều kiện sau đây:
1. Tham gia học tập đầy đủ theo quy định của chương trình bồi dưỡng.
2. Có đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch, tiểu luận, đề án theo quy định của chương trình bồi dưỡng; các bài kiểm tra, viết thu hoạch, tiểu luận, đề án phải đạt từ 50% số điểm trở lên theo thang điểm quy định của chương trình.
3. Chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; quy chế, nội quy học tập của Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu.
Theo đó học viên phải đáp ứng đủ các điều kiện sau mới được cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức:
- Tham gia học tập đầy đủ theo quy định của chương trình bồi dưỡng.
- Có đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch, tiểu luận, đề án theo quy định của chương trình bồi dưỡng; các bài kiểm tra, viết thu hoạch, tiểu luận, đề án phải đạt từ 50% số điểm trở lên theo thang điểm quy định.
- Chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; quy chế, nội quy học tập của Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu.