Chức vụ đoàn thể là gì? Ai được nhận phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội?
Chức vụ đoàn thể là gì?
Chức vụ đoàn thể là các vị trí hoặc vai trò trong các tổ chức như đoàn thanh niên, công đoàn, hoặc các tổ chức xã hội khác. Những chức vụ này được giao cho các cá nhân để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể và đóng góp vào hoạt động của tổ chức.
Các chức vụ đoàn thể bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký, thủ quỹ và nhiều vị trí khác. Những chức vụ này không chỉ là danh hiệu mà còn đi kèm với trách nhiệm và quyền hạn cụ thể, giúp tổ chức hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Chức vụ đoàn thể là gì? Ai được nhận phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội?
Đối tượng nào được nhận phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội?
Tại tiểu mục 1b Mục I Hướng dẫn 05-HD/BTCTW năm 2011 có quy định như sau:
I. PHỤ CẤP CÔNG TÁC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
1- Phạm vi và đối tượng áp dụng
a) Phạm vi áp dụng
Hướng dẫn này quy định về chế độ phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội đối với cán bộ, công chức và người lao động trong biên chế được giao, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm :
- Các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng: văn phòng, tổ chức, dân vận, tuyên giáo, đối ngoại và các đảng uỷ trực thuộc từ Trung ương đến cấp huyện.
- Các cơ quan: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam từ Trung ương đến cấp huyện.
- Các cơ quan Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
b) Đối tượng áp dụng
- Cán bộ, công chức, người lao động làm việc ở các cơ quan đảng, đoàn thể chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện hưởng lương từ ngân sách nhà nước quy định tại điểm a, khoản 1, Mục I của Hướng dẫn này.
- Cán bộ, công chức và người lao động công tác ở ủy ban kiểm tra các cấp chưa được hưởng và không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp trách nhiệm nghề và phụ cấp thâm niên nghề.
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 năm (12 tháng) trở lên trong cơ quan của đảng, đoàn thể chính trị - xã hội đã được xếp lương theo các bảng lương do Nhà nước quy định thuộc chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
...
Theo đó, đối tượng nào được nhận phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội là:
- Cán bộ, công chức, người lao động làm việc ở các cơ quan đảng, đoàn thể chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện hưởng lương từ ngân sách nhà nước quy định tại điểm a khoản 1 Mục I Hướng dẫn 05-HD/BTCTW năm 2011.
- Cán bộ, công chức và người lao động công tác ở ủy ban kiểm tra các cấp chưa được hưởng và không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp trách nhiệm nghề và phụ cấp thâm niên nghề.
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 năm (12 tháng) trở lên trong cơ quan của đảng, đoàn thể chính trị - xã hội đã được xếp lương theo các bảng lương do Nhà nước quy định thuộc chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Xem thêm:
Đoàn thể, xã hội có trách nhiệm gì khi tham gia quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non?
Mức phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội là bao nhiêu?
Tại tiểu mục 2 Mục I Hướng dẫn 05-HD/BTCTW năm 2011 có quy định như sau:
I. PHỤ CẤP CÔNG TÁC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
...
2- Mức phụ cấp: Bằng 30% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
3- Nguyên tắc thực hiện
a) Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội được chi trả cùng kỳ lương hằng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
b) Thời gian không được tính hưởng phụ cấp bao gồm :
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, ngày 14-12-2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng (30 ngày) trở lên.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Thời gian cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
c) Khi thôi công tác (làm việc) ở cơ quan đảng, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp (từ Trung ương đến cấp huyện) thì thôi hưởng phụ cấp từ tháng tiếp theo.
Theo đó, mức phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội bằng 30% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).